Tăng điểm buổi sáng nhưng áp lực gia tăng dần trong phiên chiều khiến VN-Index giảm 22,67 điểm về 1.193,01 điểm ngày 17/1. Trong ngày, tỷ giá USD thiết lập kỷ lục mới tại 25.420 đồng, tăng 4,75% từ đầu năm.
VN-Index trải qua phiên biến động mạnh ngày 16/4, chỉ số từng có lúc giảm gần 25 điểm về 1.191,73 điểm, nhưng đã rút chân lên gần tham chiếu tại 1.215,68 điểm (giảm 0,93 điểm) vào cuối phiên. Hôm nay, thị trường sẽ đáo hạn phái sinh, thay cho phiên thứ Năm như thường lệ do trùng nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
14h45: VN-Index bắt đầu giảm mạnh kể từ thời điểm tính điểm đáo hạn phái sinh (30 phút cuối phiên) và kết thúc tại 1.193,01 điểm, giảm 22,67 điểm (-1,86%). Thanh khoản thị trường đạt 19.106 tỷ đồng, tương ứng 859 triệu cổ phiếu, thấp hơn thanh khoản trung bình 20 phiên.
Chỉ số phái sinh VN30F1M giảm 15,4 điểm (1,25%) về 1.214,6 điểm, lệch gần 4 điểm so với chỉ số VN30 tại 1.210,74 điểm.
Sàn HoSE có 137 mã tăng điểm, 57 mã tham chiếu và 348 mã giảm điểm (trong đó, 8 mã giảm sàn), chỉ có 4/25 ngành giữ được sắc xanh gồm: chăm sóc sức khỏe, thực phẩm đồ uống, thủy sản, dịch vụ tư vấn hỗ trợ.
Các nhóm lớn như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng đều bị bán mạnh, đặc biệt dòng ngân hàng tăng nhẹ trong phiên sáng nhưng bị bán đến giảm 2,01% vào phiên chiều.
Yếu tố vĩ mô: Tỷ giá tiếp tục tăng cao trong phiên ngày 17/4, tại thời điểm 15h30, dữ liệu từ Investing.com cho thấy tỷ giá USD tiếp tục lập đỉnh lên 25.420 đồng, tăng 4,75% từ đầu năm 2024.
14h25: VN-Index giảm 20 điểm, thủng mốc 1.200
14h: VN-Index giảm 10,9 điểm về 1.204,79 điểm, thanh khoản khá thấp khoảng 11.500 tỷ đồng, tương ứng với 540 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu MSN tăng 2,12% giúp “gồng gánh” chỉ số. Mới đây, có thông tin Masan muốn IPO Masan Consumer Holdings, thu về 1 - 1,5 tỷ USD.
Chiều ngược lại, VIC (-3,34%), VCB (-0,99%) lần lượt gây giảm 1,46 điểm và 1,27 điểm cho chỉ số chung.
Nhóm ngân hàng tăng nhẹ trong phiên sáng nhưng đã quau đầu giảm 1,29% vào phiên chiều. Dòng tiền cũng thoát ra khỏi cảng biển, vận tải biển khi nhiều cổ phiếu bị bán ngược trở lại, còn xanh nhẹ như GMD (+1,28%), DVP (+0,69%).
Đến 14h10, VN-Index “rơi” 20 điểm, thủng mốc 1200. Áp lực bán tăng cường, toàn thị trường có 354 mã giảm, 117 mã xanh và 65 mã tham chiếu.
13h55: VN-Index giảm hơn 11 điểm về sát mốc 1.200. Áp lực bán chủ đạo ghi nhận ở nhóm cổ phiếu VN30 khi đang giảm 13 điểm với 24 mã đỏ giá.
Các mã ngân hàng bị bán trở lại qua đó gây sức ép lớn lên chỉ số. MSN và VNM là hai đại diện duy nhất còn tăng lần lượt 2,1% và 1,1%.
Phe bán tiếp tục chiếm áp đảo trên các bảng điện tử và ở hầu hết các nhóm ngành. Ngược chiều, sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn khiến thanh khoản giảm mạnh, thị trường thiếu vắng lực đỡ.
10h30: Áp lực bán quay trở lại, VN-Index giảm 2,52 điểm về 1.213,16 điểm. Số mã tăng cân bằng với số mã giảm.
Khối ngoại sau phiên mua ròng 61,7 tỷ đồng đã quay lại bán ròng 344 tỷ đồng sau hơn 1 giờ giao dịch chủ yếu bán ETF của quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND 108 tỷ đồng, tiếp đến là VHM 42 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng tiếp tục giữ được dòng tiền khi tăng 0,18%, dẫn đầu bởi 1 số cổ phiếu như PGB (+2,72%), VAB (+2,3%), BVB (+1,87%),...
Nhóm cảng biển, vận tải biển cũng đón dòng tiền trong phiên sáng khi GMD (+3,57%), HAH (+0,92%), DVP (+2,76%),...
Chiều nay, số cổ phiếu “bắt đáy” của phiên VN-Index giảm 60 điểm sẽ về tài khoản nhà đầu tư, tuy nhiên với hiện trạng thị trường hiện tại, số cổ phiếu có lợi nhuận sẽ rất “hiếm hoi”.
9h20: Sau ATO, VN-Index tăng mở gap tăng gần 6 điểm lên 1.221,47 điểm. Đến 9h20, chỉ số giảm về 1.219,78 điểm (tăng hơn 4 điểm).
Sắc xanh lan tỏa trong đầu phiên sáng ngày 17/4 |
Độ rộng thị trường lệch về bên tăng với 229 mã tăng điểm, 66 mã giảm điểm và 53 mã tham chiếu và có 20/25 ngành giữ sắc xanh.
Thanh khoản phiên phục hồi thấp, đạt 36 triệu cổ phiếu, bằng 1/3 thanh khoản cùng thời điểm phiên ngày 16/4.
>> Nhận định chứng khoán 17/4: Thận trọng phiên đáo hạn phái sinh