Hiện tại, Việt Nam đang có 5 TP trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Theo thống kê mới đây, nhiều tỉnh thành trên cả nước được phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó có 15 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ nay đến năm 2050, nâng tổng số thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta lên con số 20, chiếm gần 2/3 tổng số tỉnh thành.
Hiện nay, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Theo Quy hoạch, khu vực miền Bắc có tới 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn từ nay đến 2030.
Tỉnh Ninh Bình được định hướng trong giai đoạn 2030-2035. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên và Hải Dương được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn đến năm 2050.
Quảng Ninh được quy hoạch lên TP trực thuộc TW trong giai đoạn từ nay đến 2030 |
>> Lộ diện tỉnh thành có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam 
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ có 4 tỉnh sắp lên TP trực thuộc TW gồm: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Trong đó, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025. Khánh Hoà được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn đến 2030.
Còn Lâm Đồng, Quảng Nam định hướng thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn đến năm 2050.
Khu vực miền Nam có 3 tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sẽ lên trước năm 2030, còn Đồng Nai được định hướng trong giai đoạn 2030-2035.
Thành phố trực thuộc Trung ương là một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của Trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là chỉ tương đương cấp huyện, thì Thành phố trực thuộc Trung ương tương đương cấp tỉnh.
Thành phố trực thuộc Trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp Quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.