Loại củ này được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc của người Việt với những công dụng tuyệt vời nhưng ít người biết đến.
Khoai sọ không chỉ là nguyên liệu chế biến tuyệt vời mà còn được xem là loại “thuốc quý” chống được nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Kiểm soát đường huyết
Chất xơ và tinh bột kháng có trong củ khoai sọ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu  rất tốt. Điều này là do chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và hemoglobin A1C, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu.
Hơn nữa, tinh bột kháng có thể cải thiện độ nhạy của cơ thể đối với insulin, hormone được sử dụng để vận chuyển đường từ máu đến các tế bào. Tăng độ nhạy insulin có thể thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu.
Cung cấp các đặc tính chống ung thư
Theo các chuyên gia về đông y, khoai sọ chứa một hợp chất giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất nên trong dân gian thường dùng cao khoai sọ đắp vào vị trí bị u bướu, ung nhọt. Khoảng 10 ngày kiên trì đắp cao khoai sọ, khối u sẽ teo hết.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy củ khoai sọ chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ ung thư. Polyphenol chính được tìm thấy trong củ khoai sọ là quercetin, chất có thể gây chết tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư.
Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất khoai sọ có thể ngăn chặn sự lây lan của một số tế bào ung thư  vú và tuyến tiền liệt.
Tốt cho tim mạch
Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie tốt cho sức khỏe. Kali là thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp. Trong khoai sọ còn chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể và chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Chống suy nhược cơ thể
Gluxit, một chất chiếm lượng lớn trong khoai sọ. Gluxit có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Giúp nhuận tràng, chống táo bón
Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng.
Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
Mặc dù khoai sọ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần lưu ý khi chế biến khoai, nên vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc. Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ. Do khoai có chứa chất gây ngứa nên những người có da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da. Khi sơ chế, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt hàm lượng calci oxalat. Đặc biệt, đối với những người bị gout không nên ăn khoai sọ, bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gout.
>> Phát hiện loại cá chứa chất gây ung thư cao gấp 40 lần giới hạn cho phép