Quân đội Mỹ đã sử dụng một hệ thống mật mã khó nhằn trong Thế chiến II, khiến lực lượng Nhật Bản bất lực trong việc giải mã nội dung các thông điệp.
Thông tin liên lạc là điều cần thiết trong bất kỳ cuộc chiến nào. Nếu để đối phương biết được những thông tin tuyệt mật, yếu tố bất ngờ sẽ hoàn toàn biến mất và đối phương có thể chiếm thế thượng phong, từ đó xoay chuyển cục diện trận chiến . Vì thế, mã hóa là yếu tố rất cần thiết để có thể bảo vệ những thông điệp này.
Trung tá Howard Kanna, người phụ trách thông tin liên lạc, tuyên bố sau cuộc giao tranh khốc liệt của quân đội Mỹ  với quân Nhật Bản trên đảo Iwo Jima (26/3/1945) rằng: "Nếu không có những người Navajo, chúng ta sẽ không thể chiếm được hòn đảo này".
Trong chiến dịch đó, dưới sự chỉ huy của Kanna, có 6 nhân viên mật mã người Navajo. Họ làm việc không ngừng suốt nhiều đêm ngày, nhận và phát hơn 800 bức điện. Theo đó, phía Nhật Bản mặc dù đã chặn các bức điện mật từ phía Mỹ song vẫn không thể giải mã những gì đến và đi, qua các tín hiệu Morse. Mật mã đó đã trở thành biểu tượng của sức mạnh không thể phá vỡ.
Ý tưởng về một loại mật mã “vô địch”
Con trai của một nhà truyền giáo Tin lành, Philip Johnston đã dành phần lớn thời thơ ấu của mình tại khu bảo tồn Navajo. Anh lớn lên cùng những đứa trẻ Navajo, học ngôn ngữ và phong tục của họ. Khi trưởng thành, Johnston trở thành kỹ sư cho thành phố Los Angeles nhưng cũng dành một lượng thời gian đáng kể để thuyết trình về Navajos.
Rồi một ngày nọ vào năm, Johnston đang đọc báo thì nhận thấy một câu chuyện về một sư đoàn thiết giáp ở Louisiana đang cố gắng tìm ra cách mã hóa thông tin liên lạc quân sự bằng cách sử dụng người Mỹ bản địa. Câu chuyện này đã khơi dậy một ý tưởng. Ngày hôm sau, Johnston đến căn cứ  hải quân lục chiến Mỹ Elliot (gần San Diego) và trình bày ý tưởng của mình về một mật mã mới cho Trung tá James E. Jones, Giám đốc Tín hiệu Khu vực.
Trung tá Jones tỏ ra nghi ngờ. Những nỗ lực trước đây với các mã tương tự đã thất bại vì người Mỹ bản địa không có từ nào trong ngôn ngữ của họ cho các thuật ngữ quân sự. Thế nhưng, ông vẫn đề xuất Thiếu tướng Vogel đã gửi một lá thư cho Tư lệnh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đề nghị họ nên tuyển 200 Navajos cho nhiệm vụ này. Đáp lại yêu cầu, họ chỉ được phép bắt đầu “dự án thử nghiệm” với 30 Navajos.
“Dự án thử nghiệm” bắt đầu
Vào tháng 5 năm 1942, 29 người Navajo (độ tuổi khoảng từ 16 - 35) được gọi nhập ngũ để đảm nhận vai trò nhân viên biên dịch mật mã. Tất cả đều sử dụng thành thạo tiếng Anh. Họ được mô tả như những "chuyên gia" sẽ phục vụ cả tại quê hương và trên các chiến trường xa xôi. Nhiều người trong số những Navajo trẻ tuổi này cảm thấy khó khăn với việc chuyển đổi sang cuộc sống quân ngũ của họ càng trở nên khó khăn hơn thế nhưng họ vẫn kiên trì, làm việc cả ngày lẫn đêm để tạo ra mã và học nó. Sau khi mã được tạo, các tân binh này đều cẩn thận kiểm tra lại một cách tỉ mỉ. Không thể có sai sót trong bất kỳ bản dịch nào. Một từ dịch sai có thể dẫn đến cái chết của hàng nghìn người.
Sau đó, Johnston cùng một nhóm người Navajo trở về căn cứ Elliot để "biểu diễn" trước một hội đồng đánh giá. Họ đã thuyết phục hoàn toàn những quan chức có thẩm quyền bằng cách chuyển đổi các mệnh lệnh quân sự từ tiếng Anh sang tiếng Navajo một cách xuất sắc.
Sau khi được huấn luyện, hai người ở lại để trở thành người hướng dẫn cho những người sử dụng mật mã Navajo trong tương lai và 27 người còn lại được gửi đến Guadalcanal để trở thành người đầu tiên sử dụng mật mã mới trong chiến đấu. Chương trình thành công và chẳng bao lâu sau, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã cho phép tuyển mộ không giới hạn chương trình mật mã Navajo. Có tổng cộng 420 người đàn ông Navajo hợp tác với chính phủ Mỹ.
Được ví như ngôn ngữ của tiếng chim
Vốn dĩ loại ngôn ngữ này không có bảng chữ cái, chỉ được truyền miệng trong bộ lạc. Đối với người da trắng, thứ ngôn ngữ này "như tiếng chim", nó phức tạp về âm điệu, âm tiết, và ngữ pháp. Nếu không được luyện tập và sử dụng thường xuyên, không ai có thể hiểu được ngôn ngữ đặc biệt này.
Theo ước tính của ông Johnston, trên toàn cầu chỉ có dưới 30 người không phải là người Navajo có khả năng hiểu được ngôn ngữ đặc biệt này. và trong số 30 người đó, không có ai là người Nhật Bản hoặc có liên kết gì với phía Nhật Bản.
Những nhân viên mật mã của dự án đã sử dụng đặc điểm của tiếng Navajo để sáng tạo ra khoảng 500 thuật ngữ quân sự chuyên dụng. Vì tiếng Navajo không có các từ chuyên ngành như tiếng Anh, họ phải tận dụng cách diễn đạt bằng những ví von và từ tượng thanh theo cách riêng của họ. Điều này tạo ra sự khó khăn cho bất kỳ ai không phải là người Navajo khi cố gắng bóc tách chính xác thông điệp qua các dòng tin.
Những mật mã viên người Navajo đã đóng một vai trò lớn trong sự thành công của Đồng minh ở Thái Bình Dương. Ngày chiến thắng, rất nhiều người trong số họ chọn tiếp tục ở lại phục vụ. Có những người đã gắn bó với quân ngũ suốt 30 năm. Thực tế, điều này chính là cơ hội thoát ly khỏi cuộc sống khó khăn và tẻ nhạt với mức phát triển thấp ở quê nhà dành cho họ.
Australia sẽ xây dựng hạm đội lớn nhất kể từ Thế chiến II 
Ông Zelensky cảnh báo nguy cơ thế chiến 3, Ukraine muốn có chiến hạm cũ của Anh