Loại quả giá rẻ của Việt Nam lại là thuốc quý đắt đỏ trên thế giới, được Trung Quốc thu mua rất mạnh
Thời điểm cao nhất, loại quả này được thu mua với giá từ 80.000 - 90.000 đồng/kg quả tươi.
Tháng 10 năm nay, giá cau tươi  tại Việt Nam đạt mức cao kỷ lục. Ở các tỉnh như Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tây Ninh, Tiền Giang, Kiên Giang… giá cau dao động từ 80.000 - 85.000 đồng/kg, trong khi tại Bắc Ninh, giá có thể lên tới 90.000 đồng/kg do nguồn cung khan hiếm.
Với mỗi buồng cau nặng trung bình 13 - 15kg, người trồng cau có thể thu về tiền triệu, mang lại lợi nhuận lớn cho bà con nông dân trong gần nửa năm qua. Các thương lái cho biết giá cau duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Theo sách "Cây thuốc bài thuốc và Biệt dược" của dược sĩ Phạm Hiệp, cau (Areca catechu L.) thuộc họ dừa, sống lâu năm và trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa, Nghệ An. Đây là loại cây ra quả quanh năm, thường được người Việt sử dụng trong các nghi lễ như thờ cúng, lễ cưới, ăn hỏi và gắn liền với phong tục ăn trầu truyền thống.
Người Trung Quốc nhập khẩu cau làm gì?
Tại Trung Quốc, cau được sấy khô và chế biến thành kẹo cau, trà cau, canh cau, ăn trầu… Hiện có khoảng 50-60 triệu người Trung Quốc ăn trầu.
Trong đó, kẹo cau là một món ăn truyền thống và được ưa chuộng tại Trung Quốc. Loại kẹo này có vị ngọt nhẹ, cay the như kẹo gừng và rất được ưa chuộng vào mùa đông vì khả năng giữ ấm cơ thể, chống viêm họng. Kẹo cau không chỉ được bày bán trong nước mà còn được quảng bá mạnh mẽ trên các nền tảng thương mại điện tử, khiến nhu cầu ngày càng tăng.
Cau còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Người dân ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) thường xào thịt vịt với cau khô để tăng hương vị cho món ăn. Người dân ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc thường hầm cau khô cùng chim cút hoặc nấu cháo để bồi bổ cơ thể, cải thiện tiêu hóa…
Theo thống kê vào năm 2020 được đăng tải trên trang tin The Paper của Trung Quốc, doanh số bán các mặt hàng liên quan đến cau tăng với tốc độ 20% mỗi năm.
Mặc dù giá cau đang ở mức cao kỷ lục, nhưng sự phụ thuộc vào Trung Quốc đặt ra những thách thức lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc quản lý chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết định cho sự bền vững của ngành trồng cau.
Lợi ích của cau đối với sức khỏe
Chống đột quỵ
Nghiên cứu chỉ ra rằng hạt quả cau có tác dụng phục hồi chứng đột quỵ, kiểm soát bàng quang và cải thiện sức khỏe  của cơ bắp hiệu quả.
Ngăn ngừa thiếu máu
Một tác dụng ít ai biết đến của quả cau chính là ngăn ngừa thiếu máu. Vài năm trở lại đây, loại quả này được sử dụng như một loại thuốc giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết và chữa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Chữa đau răng, hôi miệng
Chiết xuất trong hạt cau có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng và giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi… một cách hiệu quả và duy trì một hàm răng đẹp, chắc khỏe.
Điều trị các loại giun sán
Hạt cau đã được chứng minh là có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng trong đường ruột, điều trị và loại bỏ các loại giun sán như giun đũa, sán dây…
Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Ngoài tác dụng chữa bệnh giun đường ruột, hạt cau còn có khả năng chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ và đau dạ dày.
Ngăn ngừa cảm giác buồn nôn
Hạt cau có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Hãy nhai hạt cau ngay trước những chuyến đi để tránh cảm giác nôn mửa khi ngồi tàu xe.
Có thể kiểm soát bệnh tiểu đường
Theo Health Benefits Times, Arecoline là một trong những hoạt chất có trong hạt cau, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt của loại quả này còn có khả năng làm tăng tiết nước bọt, giúp khắc phục chứng khô miệng ở những người bị bệnh tiểu đường .