Loại quả người Việt ăn thường xuyên, tưởng lành mạnh nhưng lại là 'bom vi nhựa'
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, cà chua là một trong những loại nông sản chứa lượng vi nhựa nhiều nhất.
Một nghiên cứu năm 2023 thực hiện tại tỉnh Muğla (Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ) đã phân tích lượng vi nhựa trong nhiều loại trái cây và rau củ phổ biến như lê, táo, hành tây, khoai tây, dưa chuột và cà chua. Kết quả gây sốc: cà chua tươi có chứa từ 2,24 đến 5,02 hạt vi nhựa mỗi gram – tương đương 224 đến 502 hạt vi nhựa trong một quả nặng 100 gram. Đây là mức cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm được nghiên cứu.
Những hạt vi nhựa này – thường có kích thước từ vài micromet đến nano – không xuất hiện tự nhiên mà hình thành từ quá trình phân rã của nhựa nhân tạo trong môi trường. Trong ngành nông nghiệp, nhựa được sử dụng rộng rãi: từ màng phủ, ống tưới, phân bón bọc nhựa cho đến bao bì vận chuyển. Theo báo cáo năm 2022 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), lượng nhựa tích tụ trong đất nông nghiệp đã đạt mức báo động toàn cầu.
![]() |
Cà chua được mệnh danh là siêu thực phẩm. Ảnh minh họa |
>> Các thực phẩm hằng ngày chứa nhiều hạt vi nhựa gây hại cho sức khỏe
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – chuyên gia công nghệ thực phẩm – phân tích vi nhựa có thể xâm nhập vào hệ thống rễ của cây trồng, len lỏi qua mạch dẫn và đi đến quả. Với hệ rễ phát triển sâu và khả năng hấp thụ cao, cây cà chua trở thành "cửa ngõ" lý tưởng cho các hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể thực vật.
Không chỉ hấp thụ vi nhựa từ đất và nước, cà chua còn dễ bị nhiễm từ khâu thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và bảo quản. Là loại quả mọng, có bề mặt mỏng, trơn nhẵn, cà chua dễ bám bụi và tạp chất, nhất là khi không được gọt vỏ trước khi ăn. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy, tới 60% lượng vi nhựa trong rau củ đến từ bao bì và khâu xử lý sau thu hoạch – chứ không chỉ riêng từ đất trồng.
Ngoài ra, thói quen sử dụng túi nilon, hộp nhựa hoặc các loại khay xốp để bảo quản và vận chuyển cà chua trong siêu thị, chợ truyền thống hay tại nhà cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm vi nhựa.
![]() |
Tuy nhiên, cà chua lại chứa cực nhiều vi nhựa. Ảnh minh họa |
>> Phát hiện vi nhựa trong não người, có thể 'xâm nhập' từ đường khứu giác
Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu nông sản sạch gia tăng nhưng hệ thống kiểm soát chất lượng vẫn còn lỏng lẻo, nguy cơ người tiêu dùng vô tình “nạp” hàng trăm hạt vi nhựa vào cơ thể qua một quả cà chua là điều hoàn toàn có thật.
Dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ vi nhựa trong thực phẩm hiện nay, người tiêu dùng vẫn có thể chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng vi nhựa bám trên bề mặt rau củ là ngâm chúng trong nước muối hoặc giấm loãng từ 10 đến 15 phút, sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy. Phương pháp này giúp rửa trôi phần lớn các hạt nhựa nhỏ còn sót lại.
Bên cạnh đó, ưu tiên lựa chọn nông sản từ những cơ sở uy tín, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, hạn chế mua hàng không nhãn mác, đóng gói sơ sài cũng là cách bảo vệ sức khỏe. Người dân cũng được khuyến nghị hạn chế dùng đồ nhựa trong sinh hoạt hằng ngày – từ hộp đựng thực phẩm, túi đựng đến dụng cụ nấu nướng – để không làm gia tăng tổng lượng vi nhựa tích tụ trong môi trường sống.
Sai lầm khi hâm nóng thực phẩm khiến người dùng nuốt 4,22 triệu hạt vi nhựa chỉ trong 3 phút
Hai loại hải sản quen thuộc có khả năng chứa hạt vi nhựa, người Việt Nam ăn rất nhiều