Loạt CCQ trở thành các "cây ATM" của khối tự doanh chứng khoán năm 2021

02-01-2022 09:39|Trần Trung

Trong Top 10 mã bị chất bán lớn năm 2021, riêng tại 3 CCQ đã bị khối tự doanh chứng khoán rút ròng gần 3.700 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 (31/12), VN-Index đứng ở mức 1.498,28 điểm, tương ứng tăng 394,41 điểm (35,73%) so với cuối năm trước. HNX-Index tăng đến 133,35% lên 473,99 điểm. UpCOM-Index cũng tăng 51,35% lên 112,68 điểm.

Trong năm 2021, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng kỷ lục với giá trị bán ròng khoảng 2.800 tỷ đồng.

Thống kê theo từng tháng, khối tự doanh mua ròng mạnh nhất trong tháng 10 với giá trị 2.800 tỷ đồng và rút ròng mạnh nhất 2.787 tỷ đồng ngay tháng sau đó.

Như vậy sau hai năm mua ròng liên tiếp, bộ phận tự doanh đã bán ròng trở lại trong năm 2021. Tuy nhiên, nếu loại trừ việc bán ròng hơn 4.700 tỷ đồng các chứng chỉ quỹ, ước tính khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 1.900 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu.

Dòng tiền từ khối tự doanh chảy mạnh nhất vào ngành ngân hàng (1.879 tỷ đồng), theo sau là bất động sản (1.281 tỷ đồng), bán lẻ (1.100 tỷ đồng), viễn thông cố định (479 tỷ đồng),...

Ở chiều ngược lại, tự doanh bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ với quy mô 4.733 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ bảy liên tiếp nhóm này bị bán ròng. Giá trị bán ròng còn tập trung vào nhóm cổ phiếu chứng khoán (846 tỷ đồng), thép (810 tỷ đồng), phân bón hóa chất (384 tỷ đồng),...

Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào giao dịch của dòng vốn này, khối tự doanh lại giao dịch có phần tích cực khi mua ròng đột biến 5.330 tỷ đồng nếu chỉ xét về giao dịch khớp lệnh. Do phương thức khớp lệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu cũng như biến động của thị trường chứng khoán nên giao dịch của khối tự doanh năm 2021 nhìn chung lại có phần tích cực.

tu.png
Diễn biến giao dịch của khối tự doanh theo tháng trong năm 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Các chứng chỉ quỹ ETF nội đều bị khối tự doanh bán ròng mạnh và phần lớn thông qua phương thức thỏa thuận.

Đứng đầu danh sách bán ròng là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị 2.923 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ FUESSVFL cũng bị bán ròng 1.178 tỷ đồng. Một chứng chỉ quỹ ETF khác là E1VFVN30 đứng thứ 5 trong danh sách bán ròng với 582 tỷ đồng.

Vị trí thứ 3 và 4 về giá trị bán ròng của khối tự doanh thuộc về HPG và VND với giá trị lần lượt 840 tỷ đồng và 612 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, KDH được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với 860 tỷ đồng. MWG cũng được mua ròng 695 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng gồm VPB, TCB, CTG hay ACB về góp mặt trong danh sách mua ròng mạnh của khối tự doanh.

tu-ban.png
Các cổ phiếu/CCQ có giá trị mua (bán) ròng lớn nhất của khối tự doanh CTCK (Nguồn: FiinPro)

Nhận định chứng khoán 16/1: VN-Index hướng lên 1.240 điểm trong phiên đáo hạn phái sinh

Chứng khoán ngày 15/1: VN-Index tăng 7 điểm, nhóm đầu tư công dẫn dắt

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loat-ccq-tro-thanh-cac-cay-atm-cua-khoi-tu-doanh-chung-khoan-nam-2021-121210.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Loạt CCQ trở thành các "cây ATM" của khối tự doanh chứng khoán năm 2021
    POWERED BY ONECMS & INTECH