Sau Nghị định 08 gỡ vướng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33 với một loạt giải pháp tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản.
Nghị quyết số 33 đã vực dậy lòng tin cho toàn bộ thị trường bất động sản
Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ đem đến những hy vọng mới dành cho thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Đây là định hướng, chỉ đạo của Chính phủ mà mỗi thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương có trách nhiệm thi hành. Được biết, ngoài nghị quyết này và Nghị định 08, dự kiến tới đây sẽ có thêm 4 nghị định về đất đai, xây dựng, quy trình thủ tục hành chính sẽ được ban hành. Khi đó, hành lang pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã gần như hoàn thiện.
Nghị quyết số 33 đã vực dậy lòng tin cho toàn bộ thị trường bất động sản, từ tài chính tín dụng đến pháp lý và những vướng mắc tình thế thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nghị quyết cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của các bộ ngành và địa phương. Như vấn đề đất công xen kẽ thuộc thẩm quyền các địa phương và buộc các địa phương phải giải quyết triệt để.
Đối với các dự án khó khăn do vướng mắc pháp lý hiện nay, cái nào thuộc thẩm quyền của địa phương thì địa phương phải giải quyết, của trung ương thì trình trung ương.
Còn vướng luật không giải quyết được phải báo cho doanh nghiệp biết. Mọi thứ minh bạch, rõ ràng. Điều này giúp các nhà đầu tư trái phiếu, bất động sản cũng như chứng khoán có niềm tin để "xuống tiền". Nghị quyết cũng tác động trực tiếp đến tất cả các cơ quan có thẩm quyền, cũng như làm xoay chuyển nhận thức của doanh nghiệp. Họ trước hết phải tự thấy trách nhiệm của mình để tự cứu mình.
Ngoài ra, nghị quyết vừa đảm bảo cho thị trường phát triển bền vững nhưng cũng tháo gỡ các khó khăn vừa nêu ở trên.
3 vấn đề ách tắc lớn nhất của thị trường đang được tìm cách tháo gỡ
3 vấn đề ách tắc lớn nhất của thị trường hiện nay là tín dụng (bao gồm khó tiếp cận vốn và lãi suất cao), pháp lý và ách tắc về con người.
Trong đó về tín dụng , Nghị quyết 33 chỉ đạo giảm 1,5 - 2% nhưng chỉ cho đối tượng vay mua nhà ở xã hội còn nhà ở thương mại không được vay. Nghị quyết cũng chỉ đạo cho các chủ đầu tư, dự án khả thi tiếp cận vốn vay. Nhưng thực tế việc tiếp cận vốn vẫn rất khó khi yêu cầu phải xong pháp lý, tức là phải đóng xong tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng trong khi để ra được giấy phép xây dựng cho một dự án phải mất ít nhất 3 - 5 năm.
Trong Nghị quyết 33, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai chương trình tín dụng (gói tín dụng) khoảng 120.000 tỉ đồng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi suất bình quân trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường.
Pháp lý hiện nay đang tắc ở tất cả các khâu, ở tất cả các địa phương, ngay cả đối với nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp. Điển hình như ở TP.HCM, hiện thống kê chưa đầy đủ nhưng đã có 169 dự án không thể triển khai được do vướng pháp lý. Dù TP.HCM thời gian qua rất nỗ lực để tháo gỡ khó khăn cho các dự án này, nhưng nhìn chung vẫn rất chậm chạp, ngay cả đối với những ách tắc thuộc thẩm quyền của thành phố.
Liên quan đến những ách tắc về con người , thời gian qua ở các địa phương, cán bộ không dám trình, không dám ký. Mấu chốt của tình trạng này bởi luật "đá" nhau, luật này cho nhưng luật khác lại không. Trước đây khi chưa "căng", cán bộ có thể vận dụng luật nào cho thì ký cho doanh nghiệp, nhưng nay mọi thứ phải chắc 100% mới dám trình, dám ký. Thậm chí khi đã chắc rồi vẫn còn phải làm công văn hỏi ý kiến các bộ ngành hay xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Khi được những nơi đây "gật đầu" mới dám làm.
TP. HCM nối thông với Tây Nam Bộ qua 2 tuyến đường chiến lược nghìn tỷ 
Diễn biến mới nhất về dự án TTTM Aeon Mall thứ 2 tại Đồng bằng sông Cửu Long