Loạt ngân hàng rục rịch tìm "rể ngoại"

24-05-2023 16:46|Thu Trang

Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong những năm trở lại đây đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Cổ đông nước ngoài được ví von như “chàng rể” với ngân hàng đang tìm vốn ngoại. Nhưng chọn được "rể" tốt xem ra chưa bao giờ là việc dễ dàng với các ngân hàng Việt.

Ồ ạt bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Tâm điểm mới đây nhất là thương vụ bán 15% vốn của VPBank cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với giá lên đến 1,5 tỉ USD.

SMBC từng là cổ đông chiến lược tại Eximbank từ năm 2007 với tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ Eximbank. Tuy nhiên, trước cuộc tranh giành giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank trong nhiều năm qua, SMBC đã quyết định rút khỏi Eximbank, sau khi bán thỏa thuận hơn 132,8 triệu cổ phiếu EIB cho nhà đầu tư trong nước vào 13-1-2023 và giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Eximbank xuống dưới 5%.

Do đó, việc chuyển hướng đầu tư vào VPBank là không quá bất ngờ, khi SMBC hồi tháng 1/2021 đã mua 49% cổ phần tại FECredit – cũng thuộc sở hữu của VPBank.

Loạt ngân hàng rục rịch tìm

Hồi cuối năm 2022, thị trường cũng từng rộ lên tin tức Sacombank (HoSE: STB) có kế hoạch bán đấu giá 32,5% cổ phần của ngân hàng này đang được VAMC quản lý cho đối tác nước ngoài trong năm 2023.

Giá trị khoản nợ này là khoảng 10.000 tỉ đồng, tương ứng mức giá chào bán khoảng 18.000-19.000 đồng/cổ phiếu. Thông tin này đã là một trong những chất xúc tác mạnh mẽ kéo giá cổ phiếu STB từ tháng 11/2022 đến nay.

Bên cạnh đó, một ngân hàng tư nhân lớn khác là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đang đẩy mạnh hoạt động chào bán cổ phiếu cho đối tác ngoại, sau khi bị trì hoãn trong năm 2022.

Theo đó, tại đại hội vừa qua, cổ đông SHB đã thông qua việc tiếp tục triển khai tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Được biết, SHB hiện là ngân hàng tư nhân lớn hiếm hoi còn trống nhiều room ngoại (tỷ lệ sở hữu nước ngoại chỉ ở mức 6,2%). Điều này giúp ngân hàng có nhiều dư địa để bán lượng lớn cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.

Loạt ngân hàng rục rịch tìm

Bên phía nhóm ngân hàng cổ phần Nhà nước, BIDV cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài từ lâu, nhưng vẫn chưa thực hiện thành công.

Chia sẻ với cổ đông tại đại hội vừa qua, Chủ tịch Phan Đức Tú cho biết: “Năm nay chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay chúng tôi có một số nhà đầu tư tiềm năng nhưng không thể công bố được. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện nhiệm vụ này trong năm 2023”.

Tại Vietcombank, Chủ tịch Phạm Quang Dũng cho biết kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn. Theo kế hoạch, Vietcombank sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2023 - 2024.

Ngoài các ông lớn nêu trên, LPBank cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay.

Thời gian chào bán cụ thể sẽ được HĐQT ngân hàng quyết định sau khi được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cổ phiếu chào bán cho NĐT nước ngoài bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và hạn chế chuyển nhượng 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Năm 2022, một định chế tài chính Nhật Bản khác là Aozora Bank đã hoàn tất thương vụ đầu tư mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Thương vụ giúp OCB tăng vốn điều lệ từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng, đồng thời thiết lập mức định giá hơn 1 tỷ USD.

Hiện có khoảng 16 ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 15%. Trong đó, 7 ngân hàng đã kín hoặc gần kín tỷ lệ sở hữu vốn ngoại.

Loạt ngân hàng rục rịch tìm

Cơ hội tăng vốn và quản trị

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do đó ông Hùng cho rằng việc tăng giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài là cần thiết.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho biết: “Khi “cõng” một ngân hàng yếu kém thì ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng đến tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng mẹ".

Thậm chí có thể khiến ngân hàng mẹ khó đạt chuẩn an toàn vốn theo Basel II (phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng), ông Minh cho hay.

Điều kiện tiên quyết để đảm bảo “sức khỏe” là ngân hàng mẹ phải tăng vốn. Vậy tiền đâu để tăng vốn? Chắc chắn ngân hàng sẽ không tìm kiếm nhà đầu tư nhỏ lẻ mà phải săn những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Vấn đề đặt ra là để thu hút những ông lớn nước ngoài thì tỉ lệ sở hữu phải đủ hấp dẫn để bảo đảm được quyền lợi của họ. Thông điệp nới tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 49% chính là tạo “thỏi nam châm” có sức hút mạnh nhất đối với họ.

Loạt ngân hàng rục rịch tìm

Nếu như việc thoái vốn của các tập đoàn nhà nước giúp mang lại thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ thêm cho chính sách tài khóa mở rộng, thì việc bán vốn cho các cổ đông nước ngoài của các ngân hàng sẽ giúp mang về thêm một lượng ngoại tệ lớn trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ chính sách tiền tệ khi giúp tỷ giá ổn định và tạo điều kiện cho NHNN gia tăng thêm dự trữ ngoại hối, từ đó cũng có thể giúp lãi suất tiền đồng có điều kiện giảm thêm.

Đối với ngành ngân hàng, việc thay đổi, làm mới cơ cấu cổ đông cũng giúp các ngân hàng này có điều kiện tái cấu trúc lại hoạt động, gia tăng năng lực quản trị, điều hành, thu hút thêm dòng vốn đầu tư mới để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, mạng lưới phân phối, cải thiện các hệ số an toàn và khả năng cạnh tranh.

Tất cả những yếu tố trên đều góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của toàn ngành ngân hàng, dù trước mắt có thể một số ngân hàng này sẽ đối mặt với một số thách thức khi mất đi những cổ đông chiến lược và cũng là đối tác lâu năm, vốn có đóng góp và sức ảnh hưởng lớn vào hoạt động ngân hàng trong suốt những năm qua.

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 26/12: VPB, VCB, BCG

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 23/12: GAS, VPB, BAF

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loat-ngan-hang-ruc-rich-tim-re-ngoai-184587.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Loạt ngân hàng rục rịch tìm "rể ngoại"
    POWERED BY ONECMS & INTECH