Loạt thương vụ "kén rể ngoại" của ngân hàng Việt

13-07-2023 19:00|Linh Nhi

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho số ít nhà đầu tư, tập trung vào nhóm nhà đầu tư ngoại là thực tế được khá nhiều ngân hàng nhắm đến trong những năm gần đây.

Ngân hàng hút vốn ngoại

Mới đây, Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho biết, SHB đang trong quá trình đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này, với định giá ngân hàng có thể đạt mức 2 - 2,2 tỷ USD.

Nguồn tin cũng cho biết, thỏa thuận này dự kiến được hoàn tất trong năm nay hoặc đầu năm 2024 và cần được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông diễn ra vào tháng 4, SHB đã thông qua việc tiếp tục triển khai tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Được biết, SHB hiện là ngân hàng tư nhân lớn hiếm hoi còn trống nhiều room ngoại (tỷ lệ sở hữu nước ngoại chỉ ở mức 6,4%) . Điều này giúp ngân hàng có nhiều dư địa để bán lượng lớn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển tiết lộ cổ đông chiến sẽ lộ diện trong ít tháng tới.

SeABank mới đây cũng thông báo sẽ phát hành riêng lẻ thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu đang lưu hành để chào bán cho 1 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, dự kiến là quỹ Norfund (The Norwegian Investment Fund for developing countries - Quỹ đầu tư Na Uy cho các nước đang phát triển). Thương vụ này sẽ đem về cho SeABank tối thiểu 1.217 tỷ đồng và tối đa là 3.503 tỷ đồng.

Cuối tháng 3 vừa qua, VPBank đã khiến thị trường xôn xao khi ký kết thoả thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc tập đoàn tài chính SMFG). Thoả thuận này đã chính thức đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.

Với giá trị 1,5 tỷ USD, đây là thương vụ phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam

LPBank cũng đang triển khai các bước trong kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Thời gian chào bán cụ thể sẽ được HĐQT ngân hàng quyết định sau khi được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cổ phiếu chào bán cho NĐT nước ngoài bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và hạn chế chuyển nhượng 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Loạt thương vụ

Bên phía nhóm ngân hàng cổ phần Nhà nước, BIDV có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài từ lâu, nhưng vẫn chưa thực hiện thành công.

Theo nhiều nguồn tin, Vietcombank đã thuê CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) làm cố vấn cho đề xuất bán 6,5% cổ phần thông qua phát hành riêng lẻ. Thương vụ dự kiến có giá trị tối thiểu 1,3 tỷ USD, do Vietcombank có vốn hóa thị trường khoảng 20 tỷ USD.

Các nguồn tin cho hay, bên bán đã thông báo về việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư tiềm năng, bao gồm các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu trong vài tháng qua, đồng thời nói thêm rằng đối tác chiến lược hiện tại của ngân hàng là Mizuho Bank có thể sẽ quan tâm. Hầu hết những người mua quan tâm chủ yếu là các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc. Phía Vietcombank và HSC chưa phản hồi về thông tin này.

Trước đó, việc bán cổ phần được công bố từ tháng 4/2021 khi các cổ đông của Vietcombank thông qua kế hoạch huy động vốn cổ phần, trong đó ngân hàng sẽ chào bán hơn 307 triệu cổ phiếu, chiếm 6,5% cổ phần, cho các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng đang thuê một cố vấn tài chính cho đợt phát hành riêng lẻ, dự kiến ​​sẽ diễn ra trong năm nay hoặc năm 2024.

Loạt thương vụ

Cổ đông ngoại giúp ngân hàng tăng cường năng lực tài chính và quản trị

Theo giới chuyên môn, các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng đòn bẩy cao và chịu áp lực huy động vốn. Do vậy, tăng cường nguồn vốn của các ngân hàng là rất quan trọng đối với sự bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam.

Mặt khác, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn được tạm hoãn trong giai đoạn dịch COVID bùng nổ, nhưng mọi thứ đã đi qua. Mức tỷ lệ tối đa giảm xuống còn 34% vào tháng 10/2022 và sẽ tiếp tục giảm còn 30% từ tháng 10/2023. Do đó, các ngân hàng có thể sẽ cần huy động thêm nguồn vốn trung và dài hạn trong thời gian tới.

Ngoài ra, việc bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng thay đổi tích cực về tài chính, mà còn tạo điều kiện để nâng cao khả năng công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Đây là số điện thoại và tài khoản lừa đảo tại SHB mang tên 'NGUYEN HONG HAI': Người dân tuyệt đối không nghe gọi, chuyển tiền!

Chứng khoán nhùng nhằng mốc 1.270 điểm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loat-thuong-vu-ken-re-ngoai-cua-ngan-hang-viet-192040.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Loạt thương vụ "kén rể ngoại" của ngân hàng Việt
    POWERED BY ONECMS & INTECH