Mỗi tỉnh thành đều có những vẻ đẹp rất riêng trong thu hút đầu tư và du lịch.
Các tỉnh miền Nam, địa điểm được coi là “thỏi nam châm” thu hút nguồn vốn đầu tư bậc nhất trên dải đất hình chữ S trong nhiều năm nay.
Nắm bắt những điểm mạnh về vị trí địa lý, tốc độ phát triển kinh tế, sự giàu đẹp của nguồn tài nguyên vốn có, nỗ lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và đơn giản hoá thủ tục hành chính, các tỉnh miền Nam đã và đang là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“Lượn vòng” các tỉnh miền Nam, mỗi tỉnh thành đều có những vẻ đẹp rất riêng, những lý do rất riêng trong thu hút đầu tư, thu hút du lịch. Tuy vậy, trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai là điểm đến yêu thích bậc nhất của các nhà đầu tư trong thời gian qua nhờ sức hút vốn có của mình.
TP. Hồ Chí Minh - “Hòn ngọc Viễn Đông” suốt bao năm lịch sử
TP. Hồ Chí Minh - thành phố năng động, phát triển, là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam |
Thành phố mang tên Bác được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục hàng đầu cả nước. Bằng những điểm mạnh của riêng mình, TP. Hồ Chí Minh được xem là “điểm sáng” thu hút các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước trong suốt nhiều năm qua.
>> Lộ diện 5 huyện và 1 quận của TP. Hồ Chí Minh được đề xuất lên thành phố 
Năm 2023, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về tổng vốn đầu tư FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% trong tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước. Trong đó, Singapore, Nhật Bản và Ấn Độ là 3 quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án cấp mới trong năm 2023.
Với sức hút không thể chối từ, hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều phải “gật đầu” thừa nhận sức hấp dẫn của TP. Hồ Chí Minh. Hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh như: Samsung, Intel, GS, Lotte, Emart, Family Mart CJ, Central Group, Siam, Aeon, Family Mart, Mercedes…
Hệ thống cảng biển, logicstics, hàng không... hiện đại của TP. Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài |
Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” xuyên suốt bao năm lịch sử, TP. Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ các yếu tố được nhà đầu tư yêu thích. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông chiến lược quan trọng ở cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế.
Vị trí địa lý thuận lợi song hành cùng cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất cả nước, đặc biệt là hệ thống cảng biển, logistics, hàng không… đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TP. HCM đang là sân bay lớn nhất cả nước, đứng đầu về tổng diện tích khai thác, công suất hàng hoá và số lượng hành khách phục vụ mỗi năm.
>> Địa phương vừa có sân bay, vừa có cảng biển lớn nhất cả nước hút vốn FDI tăng 48% 
Bên cạnh đó, theo Uỷ ban Nhân dân TP. HCM, cảng Sài Gòn hiện là cảng biển có diện tích và tổng công suất lớn nhất cả nước; lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới. Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai hàng loạt dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trọng điểm.
TP. Hồ Chí Minh được mệnh danh là "thành phố không ngủ" |
Bên cạnh đó, mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử này đã trở thành điểm đến hội tụ của nhiều nền văn hóa, với các sản phẩm du lịch đa dạng, là "thành phố không ngủ" với những hoạt động vui chơi, giải trí sôi động cả ngày lẫn đêm.
Năm 2023, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đón nhiều khách du lịch lớn nhất cả nước, chỉ riêng về du lịch, thành phố đã thu đến 160.000 tỷ đồng và thu hút đến 40 triệu khách đến. Những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh như: Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, bảo tàng TP. Hồ Chí Minh… mang đậm bản sắc văn hoá và lịch sử của người dân Việt Nam.
Năm 2030, UBND TP.HCM đã chấp nhận Đề án Phát triển Ngành công nghiệp văn hoá đến năm 2030, với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp văn hoá quốc gia và khu vực, giúp TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài và khách tham quan tới du lịch.
Đồng Nai - Liên tục là điểm đón của nhà đầu tư nước ngoài trong suốt nhiều năm qua
Tỉnh Đồng Nai - địa điểm không thể phủ định về vị thế nhiều năm được nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn để đầu tư. Mảnh đất thuộc Miền Đông Nam, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
Tỉnh Đồng Nai là tỉnh thứ thuộc top 10 tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong năm 2023, với 1,51 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký. Đặc biệt, ngay từ tháng đầu năm, Đồng Nai liên tục đón nhiều tin vui khi được rót thêm 410 triệu USD từ 9 dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, phù hợp chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
>> Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước thu ngân sách trên 7.100 tỷ đồng tháng đầu năm 
Theo thông tin từ Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, kế hoạch năm 2024, tỉnh sẽ thu hút 700 triệu USD vốn FDI và 2.000 tỷ đồng vốn nội địa vào các khu công nghiệp. Ông Nguyễn Trí Phương, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai cho biết, mục tiêu năm 2024, Đồng Nai sẽ thu hút đầu tư mới 300 triệu USD đối với các dự án FDI và 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; thu hút đầu tư tăng vốn mở rộng 400 triệu USD và 500 tỷ đồng.
>> Tỉnh 'sát vách' TP. HCM hút đầu tư hơn 400 triệu USD trong tháng đầu năm 2024 
Đồng Nai - Điểm đến thu hút nhà đầu tư FDI trong suốt nhiều năm |
Đồng Nai hiện là tỉnh có số lượng khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, thu hút khoảng 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư. Trong đó, vẻ đẹp của tỉnh Đồng Nai đã được các nhà đầu tư nước ngoài phát hiện, điển hình là Hàn Quốc với các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Hyosung… Bên cạnh đó, Nhật Bản và Đài Loan cũng là 2 quốc gia chọn Đồng Nai là điểm đến bên cạnh Hàn Quốc. Trong đó, Long Thành, Biên Hoà, Nhơn Trạch là những địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
Vẻ đẹp thu hút nhà đầu tư của tỉnh Đồng Nai còn đến từ hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng và giao thương với cả nước. Đây chính là điểm “sáng” thu hút nhà đầu tư nước ngoài của tỉnh Đồng Nai trong nhiều năm qua.
Tỉnh Đồng Nai sở hữu hàng loạt dự án "trọng điểm quốc gia" |
Trong năm 2023, hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia về giao thông được khẩn trương thực hiện tại Đồng Nai như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km, đóng vai trò kết nối sân bay Long Thành nói riêng, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ nói chung.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đang sở hữu dự án “trọng điểm quốc gia” - sân bay Long Thành với định hướng trở thành sân bay lớn nhất cả nước. Mặc dù tiến độ dự án có phần chậm với kế hoạch, tuy vậy, dự án sân bay Long Thành vẫn giúp tỉnh Đồng Nai trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở hiện tại và tương lai.
>> Thành phố sân bay đầu tiên của Việt Nam được quy hoạch thế nào? 
Bên cạnh hệ thống giao thông thuận tiện, Đồng Nai còn nổi tiếng bởi vô vàn địa điểm du lịch như thác Đá Hàn với không khí trong lành, mát mẻ; choáng ngợp với sự hoang sơ của Thác Mai; “Vịnh Hạ Long” ở Đồng Nai - khu du lịch Bửu Long; được chinh phục ngọn núi Chứa Chan hùng vĩ…
Sân bay Tân Sơn Nhất đón khách kỷ lục, mùng 4 Tết luôn thế! 
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, thúc đẩy tiến độ 2 dự án cao tốc trọng điểm vùng Đông Nam Bộ