Lương tăng có thể thúc đẩy cổ phiếu của 3 doanh nghiệp sàn HoSE bay cao
Sau điều chỉnh, lao động tại hai thành phố là TP HCM và Hà Nội sẽ có mức lương tối thiểu tăng xấp xỉ 80% so với thập kỷ trước.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo triển vọng đầu tư nửa năm còn lại, các chuyên gia cùng chung nhận định nền kinh tế đã sáng lên và đang sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2024.
Đánh giá về thị trường nửa cuối năm, ông Huỳnh Hoàng Phương, chuyên gia Tài chính của CTCP FIDT, cho rằng ngành bán lẻ - tiêu dùng là lĩnh vực được kỳ vọng tăng trưởng tốt từ đây đến cuối năm. Cơ sở của nhận định này là tình hình sản xuất đã phục hồi, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động.
Đáng chú ý, lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7 được đánh giá sẽ kích thích chi tiêu, mua sắm. Lương tăng sẽ kéo theo chi tiêu tăng lên sau thời gian dài người dân chi tiêu tiết kiệm. Ngoài ra, cuối năm cũng là cao điểm mua sắm, du lịch.
Theo Nghị định 73, từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng một tháng. Còn lương tối thiểu vùng doanh nghiệp, theo Nghị định 74, người lao động có thêm 200.000 – 280.000 đồng mỗi tháng (tùy khu vực), tương đương tăng 6%. Sau điều chỉnh, lao động tại hai thành phố là TP HCM và Hà Nội có mức lương tối thiểu 4,96 triệu đồng (khoảng 193 USD một tháng), tăng xấp xỉ 80% so với thập kỷ trước.
Mức lương mới được áp dụng là yếu tố quan trọng kích thích mua sắm, tiêu dùng, cùng với đó, ngành bán lẻ, dịch vụ, tiêu dùng cũng đang vào “vụ” bởi du lịch nửa cuối năm là giai đoạn cao điểm. Ngoài ra, nhóm bán lẻ có nhiều tiềm năng đón sóng kết quả kinh doanh khi lợi nhuận quý II/2024 được dự báo tăng trưởng ấn tượng nhất với 379% so với cùng kỳ (trong khi lợi nhuận toàn thị trường trong quý vừa qua được dự phóng mức tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước).
MSN Trước nhiều yếu tố thuận lợi, nhiều công ty chứng khoán đưa các cổ phiếu nhóm bán lẻ vào danh mục khuyến nghị, theo dõi cho tháng 7 và nửa cuối năm nay.
AFA Việt Nam khuyến nghị 3 cổ phiếu cần theo dõi trong nửa cuối năm 2024 của ngành bán lẻ, tiêu dùng là MSN của Masan, PNJ  của vàng bạc đá quý Phú Nhuận và DGW  của CTCP Thế Giới Số.
>> Sóng hồi ngành bán lẻ, Digiworld (DGW) có thể lãi cao nhất 6 quý 
Tại Báo cáo chiến lược tháng 7/2024, Chứng khoán SSI cũng nhận định thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024. Chung quan điểm tin vào bán lẻ, tiêu dùng, SSI gọi tên một loạt cổ phiếu tiềm năng ở lĩnh vực này.
Đứng đầu danh sách là PNJ, với tiềm năng tăng giá dự kiến khoảng 18%, nhờ nhu cầu trang sức chung phục hồi. Ngoài ra, trong bối cảnh các công ty vàng nhỏ lẻ phải đóng cửa hoặc hạn chế kinh doanh, nhà bán lẻ trang sức có cơ hội khẳng định vị thế đầu ngành khi mở rộng thị phần.
MSN của Masan được kỳ vọng tăng giá khoảng 21%. SSI cho rằng câu chuyện tiêu dùng dài hạn của Việt Nam vẫn tích cực, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã thể hiện mức tăng trưởng vượt trội trong năm qua, và đang tiếp tục đà tăng trưởng. Còn nhà bán lẻ WinCommerce sẽ có lợi nhuận tốt hơn trong năm 2024, do doanh nghiệp đã gần đạt điểm hòa vốn lợi nhuận ròng cuối 2023.
Song song đó, MSN cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ dòng vốn nước ngoài, khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng.
‘Ông lớn’ bất động sản KCN phía Nam được dự báo sẽ tạo kỷ lục doanh thu trong năm 2024 
SSI gọi tên 6 cổ phiếu tiềm năng trong nửa cuối năm 2024