Lý do loài rắn xuất hiện trên những món đồ trang sức xa xỉ
Rất nhiều thương hiệu trang sức xa xỉ, từ Cartier, Tiffany&Co đến Bvlgari, coi tạo hình con rắn trên sản phẩm là biểu tượng vượt thời gian và sự biến hóa vô tận.
Loài vật này truyền cảm hứng cho những món đồ trang sức xa xỉ của các nhà thiết kế danh tiếng như Boucheron, Cartier và Elsa Peretti tại Tiffany&Co, cũng như nhiều nhà thiết kế và nghệ sĩ trang sức độc lập.
Serpente Bohème ban đầu là một chiếc vòng cổ hình con rắn được thiết kế bởi người sáng lập Frédéric Boucheron cho vợ ông là Gabrielle.
Chiếc vòng cổ vàng của Tiffany cũng rất tinh xảo, với hình con rắn đang quắp đuôi giống như Ouroboros.
Cartier sử dụng nhiều loài động vật để sáng tạo, đôi khi bao gồm cả con rắn, như chiếc vòng cổ Water Aspis trong bộ sưu tập trang sức cao cấp Beautés du Monde.
Vào năm 1948, thương hiệu Bvlgari đã tạo ra chiếc vòng Serpenti và thiết kế này chắc chắn được yêu thích hơn nhờ bộ phim về nữ hoàng Ai Cập Cleopatra của nữ diễn viên Gal Gadot.
Chính đồ trang sức của nữ hoàng Cleopatra hơn 2.000 năm trước đã truyền cảm hứng cho Bvlgari tạo ra chiếc đồng hồ trang sức Serpenti. Kể từ đó, hình tượng con rắn uốn lượn đã được chứng minh là phù hợp tuyệt đối với đồ trang sức của hãng trang sức danh tiếng này.
Jean-Christophe Babin, Giám đốc điều hành của Bvlgari, nhận xét, con rắn đã thể hiện đầy đủ sự sáng tạo và khéo léo của thương hiệu, chứng tỏ “nó đã và đang là biểu tượng cuối cùng của Bvlgari về sự biến hóa vô tận”.
Lucia Silvestri, Giám đốc sáng tạo của Bvlgari Jewellery, đánh giá: “Việc thiết kế lại Serpenti nhiều lần mà không thay đổi bản sắc của nó là một thách thức đầy cảm hứng”, “chính sự cân bằng hoàn hảo giữa di sản và sự phát triển sáng tạo đã khiến biểu tượng này (con rắn) thực sự vượt thời gian và luôn bắt kịp thời đại”.
Rắn có sức gợi cảm và là con vật đã mê hoặc người Aztec, người Ai Cập cổ đại và người Hy Lạp.
Ở Hy Lạp, “nó là một trong những loài động vật được tôn thờ nhất và là biểu tượng của sự tái sinh, đổi mới, sức khỏe và khả năng sinh sản,” Demetra Lalaounis, con gái của thợ kim hoàn nổi tiếng Ilias Lalaounis cho biết.
Kể từ những năm 1960, “ý nghĩa biểu tượng sâu rộng, sự gợi cảm cũng như những phẩm chất thanh lịch và biến đổi của nó liên tục thu hút chúng ta quay trở lại với nó và thách thức chúng ta tiếp tục thiết kế lại nó bằng các kỹ thuật khác nhau”.
(Theo SCMP)
Tuyệt tác cửa sổ kính màu Tiffany được bán cho người mua giấu mặt với giá 312 tỷ 
2 'gã khổng lồ' hàng xa xỉ hợp tác làm bộ sưu tập lấy cảm hứng từ kim cương