Xã hội

Lý do người Việt gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp

Anh Khoa 27/01/2025 - 13:28

Tháng Chạp còn được gọi là "tháng củ mật" để nhắc nhở mọi người cần phải cẩn trọng trong mọi việc.

Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn trong giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, tên gọi "tháng Chạp" bắt nguồn từ hai từ "lạp nguyệt" trong tiếng Hán. Người Việt đã đọc chệch từ "lạp" thành "chạp". Chữ "lạp" trong tiếng Hán chỉ lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 Âm lịch).

Vì Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc, nên tháng này cũng được gọi là tháng Chạp. Tháng Chạp gắn liền với các nghi thức cúng bái, đặc biệt là lễ Chạp mả. Ngoài ra, trong tiếng Hán, "lạp" còn có nghĩa là lễ tất niên, liên quan đến những phong tục, nghi lễ đặc trưng vào dịp cuối năm.

Lý do người Việt gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp - ảnh 1
Tên gọi "tháng Chạp" bắt nguồn từ hai từ "lạp nguyệt" trong tiếng Hán. Ảnh: vneconomy

Tháng Chạp là tháng mà ông cha ta thường nhắc nhở nhau về sự cẩn thận để tránh mất trộm. Cuối năm, ai cũng mệt mỏi và bận rộn, dễ dàng mất cảnh giác. Khi này, trong nhà thường có nhiều hàng hóa, tiền bạc, đồ đạc quý giá, khiến kẻ trộm dễ dàng lợi dụng. Những tên đạo chích thường tranh thủ thời gian này để hành động.

Ngoài việc phòng tránh trộm cắp, một nguy cơ khác cần phải đề phòng trong tháng Chạp là hỏa hoạn. Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người nấu nướng và tổ chức tiệc tùng nhiều hơn. Điều này vô tình làm gia tăng nguy cơ cháy nổ. Chỉ một đốm lửa nhỏ thôi cũng có thể gây ra cháy lớn, khiến nhà cửa và tài sản bị thiêu rụi. Thực tế, trong những ngày cuối năm Âm lịch, đã có không ít vụ cháy nhà, cháy chợ xảy ra.

Vì vậy, "tháng củ mật" (tức tháng Chạp) không chỉ là tháng của sự cẩn thận mà còn là tháng nhắc nhở chúng ta cần phải tỉnh táo, giữ gìn mọi thứ xung quanh, tránh sự bừa bãi và tùy tiện. Những sơ suất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả lớn.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, từ "củ mật" trong tiếng Hán có nghĩa là kiểm soát (củ là kiểm, mật là cẩn mật). Vì thế, tháng Chạp được gọi là "tháng củ mật" để nhắc nhở mọi người cần phải cẩn trọng trong mọi việc, đặc biệt là trong việc bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ và tránh các tai nạn vào dịp cuối năm.

Người Việt thường thờ cúng mấy đời tổ tiên trong tháng Chạp?

Theo bài viết “Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một quan niệm gắn liền với sự kết nối giữa hậu thế và tổ tiên.

Qua hình thức thờ cúng, con cháu thể hiện lòng biết ơn và niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn tổ tiên, đồng thời xây dựng mối liên hệ giữa người đã khuất và người còn sống trong cùng một dòng họ.

Lý do người Việt gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp - ảnh 2
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một quan niệm gắn liền với sự kết nối giữa hậu thế và tổ tiên. Ảnh: topastravel

Trong trục dọc lịch đại phụ hệ, thờ cúng tổ tiên không chỉ là việc của một cá nhân, mà là sự tiếp nối liên tục qua các thế hệ: từ ông bà, cha mẹ đến chính bản thân mỗi người. Mỗi người đều có trách nhiệm thờ cúng bốn đời trước: cao tổ, tằng tổ, tổ khảo và khảo tổ (hay còn gọi là kỵ, cụ, ông, bố). Điều này cũng phản ánh niềm tin rằng khi mình qua đời, sẽ có con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện nghi lễ thờ cúng mình.

Bộ Luật Hồng Đức xưa cũng quy định rõ ràng về trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, yêu cầu con cháu phải tôn thờ 5 đời: bản thân là con, cộng thêm 4 đời tổ tiên (cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ).

>> Nhộn nhịp thi công 2 tuyến đường gần 8.000 tỷ ở Nam Định ngày cận Tết

Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết có thể đối mặt với án tù tới 20 năm

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Cao điểm giá rét đến mùng 1 Tết, thấp nhất 9 độ C

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/ly-do-nguoi-viet-goi-thang-12-am-lich-la-thang-chap-135635.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lý do người Việt gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp
    POWERED BY ONECMS & INTECH