Chứng khoán

Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược 'Go Global'

Quốc Trung 19/06/2024 - 11:13

Việc lọt Top 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á và Top đầu trong nhóm tiêu dùng - bán lẻ là dấu ấn nổi bật của Tập đoàn Masan (Mã MSN) trong chiến lược "Go Global" - phụng sự 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Sáng 18/6, Tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - Top 500 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á (tới từ 7 quốc gia). Tập đoàn Masan (Mã MSN - HoSE) là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ ghi tên trong danh sách này.

Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược 'Go Global'
Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang

Để lọt được vào bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500, doanh nghiệp phải đạt tiêu chí doanh thu tối thiểu là 460,8 triệu USD. Trong khi đó, Tâp đoàn Masan kết thúc năm 2023 với đạt hơn 3,2 tỷ USD, qua đó khẳng định vị thế Top đầu ở nhóm ngành tiêu dùng bán lẻ trong khu vực. Đây cũng là dấu ấn nổi bật trong bối cảnh vĩ mô đầy thách thức trong năm vừa qua.

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, lãnh đạo Tập đoàn cho biết, sẽ triển khai chiến lược "Go Global", phát triển "viên kim cương gia bảo" Masan Consumer (Mã MCH) để trở thành niềm tự hào trong sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng. Đây sẽ là "đại sứ ẩm thực" được Masan mang ra thế giới, tìm cách đi những bước vững chắc trong hành trình mang ẩm thực Việt Nam ra 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các nhãn hiệu mạnh.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang từng tiết lộ, Masan có ý định IPO CTCP Hàng tiêu dùng Masan Consumer (Masan Consumer Holdings) trong thời gian tới, hiện thực hóa chiến lược "Go Global" với mục tiêu hướng đến 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.

Theo Tổng Giám đốc MCH Trương Công Thắng, công ty hiện sở hữu 5 thương hiệu có doanh thu 150-250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, Chinsu, Nam Ngư và Wakeup 24/7 (đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu).

Nhấn mạnh dư địa mở rộng thị phần trong thời gian tới còn nhiều, do vậy mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD, cao cấp hóa sản phẩm và mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu, mở rộng thị trường có thể tiếp cận.

Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung. Thậm chí HSBC đánh giá Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược 'Go Global'
Năm 2023, MCH đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục với 7.195 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2022

Bước sang 2024, tự tin với chiến lược “Go Global” và kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng, Tập đoàn Masan đặt mục tiêu tăng lợi nhuận lên gấp đôi.

Dữ liệu phân tích của Chứng khoán TCBS nhận định, đà tăng trưởng lợi nhuận của Masan có thể tiếp tục duy trì trong những năm sau đó, hướng tới mức lợi nhuận mục tiêu gần 5.800 tỷ đồng (năm 2028).

>> 'Chén nước chấm' đắt giá nhất sàn chứng khoán 'lên hương' sau 2 năm tinh chiết

Masan (MSN) dùng 7,5 triệu cổ phiếu ESOP 'tri ân' 95 nhân sự đặc biệt

‘Mở khoá’ giai đoạn hiệu quả, cổ phiếu Masan (MSN) rục rịch đón sóng lớn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/masan-group-msn-qua-ngot-dau-tien-tu-chien-luoc-go-global-239227.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược 'Go Global'
    POWERED BY ONECMS & INTECH