Với diện tích khoảng 426ha, bán đảo này từng được ví như "hòn ngọc trong hòn ngọc" của TP. HCM.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về phê duyệt nhiệm vụ đề bài thi tuyTheo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa với các thế mạnh về địa thế, cảnh quan, quỹ đất, từng được ví như "hòn ngọc trong hòn ngọc" của TP. HCM.
Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế độc đáo, khả thi, phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển chung cũng như đáp ứng nhiều mong đợi về một đô thị tuyệt vời của chính quyền và người dân Thành phố.
Bán đảo Thanh Đa |
Tuy nhiên, theo quy hoạch được duyệt, khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa có quy mô, diện tích lớn, tổng vốn đầu tư cao và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng rất phức tạp nên đã kéo dài nhiều năm, không thực hiện được. Việc chậm trễ triển khai dự án đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, quyền lợi chính đáng của hàng nghìn hộ dân sinh sống và công tác quản lý tại đây.
Để phát huy hết giá trị, thế mạnh, ý tưởng phương án quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng, góp phần định hướng hình thành khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa trong tương lai.
Ngoài ra, một số khu vực đối diện bán đảo này qua sông Sài Gòn có quỹ đất lớn có khả năng phát triển đô thị, đặc biệt là khu đô thị Trường Thọ thuộc TP. Thủ Đức. Do đó, việc tìm ra ý tưởng quy hoạch sẽ giúp khai thác hiệu quả về không gian kiến trúc cảnh quan và phát triển kinh tế xã hội của TP. HCM.
Cùng được phê duyệt quy hoạch những năm thập niên 1990, đến nay bán đảo Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) và bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có 2 bộ mặt hoàn toàn trái ngược nhau. Tuy chỉ cách nhau khoảng 6km, bức tranh phát triển của bán đảo Thanh Đa hoàn toàn trái ngược với bán đảo “kim cương” Thủ Thiêm.
Trong khi Thủ Thiêm đang từng ngày vươn mình phát triển với các trung tâm thương mại sầm uất, khu đô thị hiện đại. Nhiều dự án hạ tầng giao thông nổi bật như đại lộ Mai Chí Thọ, đường dẫn cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường hầm sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son... giúp bán đảo Thủ Thiêm kết nối mạnh mẽ với trung tâm TP. HCM cũng như liên kết với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Còn Thanh Đa vẫn trong cảnh khá “đìu hiu”. Bán đảo này được phê duyệt quy hoạch thành "siêu đô thị" Bình Quới - Thanh Đa vào năm 1992. Với diện tích khoảng 426ha, khu đô thị mới kỳ vọng với đầy đủ chức năng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại, phục vụ dân số 41.000-50.000 người. Tuy nhiên, quy hoạch đã bị "treo" suốt 30 năm, hiện nơi đây vẫn còn là vùng nông thôn nằm giữa lòng thành phố.
Bán đảo Thanh Đa và bán đảo Thủ Thiêm chỉ cách nhau khoảng 6km |
>> Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam thu ngân sách cao hơn 4 tỉnh cộng lại 
Theo quy hoạch, Thanh Đa sẽ có 6 cây cầu kết nối với các khu vực khác của TP. HCM nhưng đến nay, mới có cây cầu Kinh được triển khai. Cả bán đảo chỉ nối với các quận trung tâm bằng trục đường Bình Quới nhỏ hẹp, còn muốn đi về TP. Thủ Đức thì phải dùng phà. Bởi vậy, việc mời gọi nhà đầu tư bị tắc ngay từ lối đi vào.
Trong bối cảnh hiện nay của TP. HCM, Thanh Đa càng trở nên có giá trị bởi đây là khu duy nhất ở nội thành còn quỹ đất lớn, không gian xanh nhiều, hệ sinh thái tốt. Đây cũng là nơi thuận lợi trong đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối giao thông với xa lộ Hà Nội, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh hướng về trung tâm thành phố, đường Phạm Văn Đồng đi TP. Thủ Đức, Quốc lộ 13 đi tỉnh Bình Dương và có 3 mặt giáp sông để phát triển đường thủy.
Thanh Đa có thể là nơi để TPHCM trở thành “thành phố trong rừng”, “thành phố bên sông”. Muốn vậy, ý tưởng thiết kế Thanh Đa không nên chỉ dừng lại ở bán đảo này mà cần đặt trong sự gắn kết với các khu vực xung quanh, trong đó có bán đảo Thủ Thiêm và 2 bờ sông Sài Gòn.
Với người dân Thanh Đa, có lẽ đây không phải lần đầu, họ nghe về những dự định, kế hoạch phát triển bán đảo này. Thế nhưng, mỗi dự án đưa ra đều bị “ngâm” qua nhiều năm, qua nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố, khiến những niềm hy vọng, tin tưởng của người dân phai dần. Bởi vậy, điều được người dân chờ đợi bây giờ là nhìn thấy những chuyển động thực sự ở “mảnh đất vàng” Thanh Đa.
>> Bắc Giang phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh 480ha 
Bắc Giang phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh 480ha 
Lộ vị trí quy hoạch thêm sân bay tại Sơn La, du khách đến Mộc Châu hưởng lợi lớn