Nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài liên tục bán ròng lượng lớn cổ phiếu của một công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam ở vùng giá đáy 6 năm, dù doanh nghiệp hấp dẫn trong mắt giới phân tích.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 30,5 triệu cổ phiếu VHM  của CTCP Vinhomes vào phiên giao dịch ngày 9/5, tương ứng giá trị bán 1.251 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận là 1.105 tỷ đồng. Phiên giao dịch trước đó (ngày 8/5), nhóm này cũng bán ròng 927 tỷ đồng, chủ yếu là giao dịch thỏa thuận.
Kết phiên, VHM có thị giá 40.950 đồng, tăng 0,12%.
Khối ngoại bán ròng cổ phiếu VHM 7 tháng liên tục và cao điểm vào tháng 3, 4 và 5/2024 (Nguồn: Tự tổng hợp) |
Đà bán của NĐT nước ngoài đối với cổ phiếu VHM không chỉ mới xảy ra mà đã kéo dài ròng rã suốt 7 tháng, từ tháng 11/2023 - hiện tại, với tổng giá trị bán ra là 10.937 tỷ đồng, tương ứng với gần 257 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại Vinhomes từ 24,72% (31/10/2023) về còn 18,82% (9/5), giảm 5,9%.
Khối ngoại bán ra lượng lớn cổ phiếu VHM ở vùng giá đáy 6 năm |
Diễn biến trên khá trái ngược với tiềm năng của doanh nghiệp (do các công ty chứng khoán đánh giá). Cụ thể: Chứng khoán SSI (báo cáo ngày 15/4) định giá VHM 69.400 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 69,5%; Chứng khoán KB (báo cáo ngày 19/3) định giá VHM 69.000 đồng/cp, tiềm năng tăng 68,9%; Chứng khoán ACBS (báo cáo ngày 1/3) định giá VHM 61.400 đồng/cp, tiềm năng tăng 51,6%; Chứng khoán BSC (báo cáo ngày 29/3) định giá VHM 62.300 đồng/cp, tiềm năng tăng 52%,...
Về Vinhomes, với mức giá hiện tại, vốn hóa của doanh nghiệp là 178.311 tỷ đồng, trong khi giá trị sổ sách tại thời điểm ngày 31/3 là 182.246 tỷ đồng. Như vậy, giá cổ phiếu đang thấp hơn giá sổ sách, P/B = 0,98.
Kết thúc quý I/2024, Vinhomes mang về doanh thu 8.211 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 904 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất là 22.268 tỷ đồng, tương đương P/E = 8.
Heo ăn chuối của bầu Đức: Từ ‘con cưng’ trở thành ‘con ghẻ’ 
CTCK gợi ý 2 ‘siêu phẩm’ ngành thép, một doanh nghiệp được kỳ vọng lợi nhuận tăng 98%