Kiến thức

Nấm có thể được xếp ngang hàng với động thực vật trong kế hoạch bảo tồn

PV 21/10/2024 - 12:13

Đề xuất xem xét nấm thuộc nhóm sinh vật riêng biệt với động thực vật tại Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học Liên hợp quốc (COP16).

Loại nấm thuộc chi Marasmius. Ảnh: Giuliana Furci.
Loại nấm thuộc chi Marasmius. Ảnh: Giuliana Furci.

Một kỷ nguyên mới về bảo tồn nấm có thể bắt đầu từ tháng 10/2024 khi Anh và Chile đề xuất nấm nên được xếp ngang hàng và tách biệt với động vật và thực vật trong bảo vệ môi trường.

Nấm, nấm mốc, nấm men và địa y sẽ có mặt trong kế hoạch được trình lên Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học (CBD) tại cuộc họp COP16 diễn ra ở Cali, Colombia, khai mạc vào ngày 21/10.

Hai chính phủ sẽ đồng tài trợ cho cam kết bảo tồn nấm, công nhận nấm như một loài sống độc lập trong luật pháp, chính sách và các thỏa thuận, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và áp dụng các biện pháp cụ thể duy trì lợi ích của chúng đối với hệ sinh thái và con người trong bối cảnh khủng hoảng môi trường.

Điều này chứng minh rằng nấm đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo đất, hấp thụ 1/3 lượng carbon từ khí thải nhiên liệu hóa thạch và phân hủy nhựa cùng các hóa chất ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu nấm cho rằng nếu không có nấm, hầu hết các loài thực vật không thể sống bên ngoài môi trường nước, và do đó sự sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại.

Giuliana Furci, Giám đốc điều hành của Quỹ Nấm, cho biết: “Nếu cam kết này được CBD thông qua, một cơ hội mới cho việc ra quyết định cũng như một cách nhìn mới sẽ được mở ra. Thiên nhiên mà không có nấm giống như chẩn đoán bệnh mà không làm xét nghiệm máu. Nấm là nền tảng của sự sống trên Trái Đất, chúng tạo nên hệ thống các hệ sinh thái.”

Cam kết này cho biết con người đã phụ thuộc vào nấm trong hàng ngàn năm cho việc sản xuất, tạo hương vị và bảo quản thực phẩm, thuốc men, đồng thời nhấn mạnh nấm là thành phần thiết yếu trong bánh mì, các sản phẩm từ đậu nành, phô mai, rượu vang và bia, cùng nhiều công dụng khác. Cam kết kêu gọi ban thư ký của công ước về đa dạng sinh học phát triển một chương trình cho việc bảo tồn các loài nấm vĩ mô, vi mô vì lợi ích của hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Nấm có thể được xếp ngang hàng với động thực vật trong kế hoạch bảo tồn ảnh 1
Nấm thuộc chi Cortinarius. Ảnh: Mateo Barrenengoa.

Merlin Sheldrake, nhà sinh học, tác giả của cuốn sách Entangled Life: How Fungi Make Our Worlds, Change Our Minds, and Shape Our Futures, là một trong những người tham gia chiến dịch 3F, đã kêu gọi các quốc gia khác tận dụng cơ hội lịch sử này. Ông nói “Nấm là kỹ sư vô hình trong hệ sinh thái, đóng vai trò chủ chốt trong tái sinh thế giới sống. Mặc dù có nhiều vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu và duy trì đa dạng sinh học toàn cầu, nấm lại bị bỏ qua trong hầu hết các khuôn khổ chính phủ và lập pháp. Việc quan trọng là chúng ta phải đối mặt với thách thức này, vừa để chống lại sự tàn phá các cộng đồng nấm, gây biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, vừa để tạo điều kiện dễ dàng trong giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng cấp bách.”

Chile đã tiên phong trong việc công nhận và bảo tồn nấm. Luật quốc gia yêu cầu các công ty và cơ quan chính phủ phải đưa nấm vào các đánh giá tác động môi trường cho các dự án. Nếu phát hiện có rủi ro, chúng phải được liệt kê và giảm thiểu.

Theo The Guardian

>>Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam có nhưng số lượng còn rất ít cần khẩn cấp bảo tồn

Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam có nhưng số lượng còn rất ít cần khẩn cấp bảo tồn

Khu bảo tồn thiên nhiên sắp được quy hoạch thành Vườn quốc gia ở miền Trung Việt Nam: Rộng hơn 22.000ha với hơn 80% diện tích là rừng tự nhiên

Theo ngaynay.vn
https://ngaynay.vn/nam-co-the-duoc-xep-ngang-hang-voi-dong-thuc-vat-trong-ke-hoach-bao-ton-post152403.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nấm có thể được xếp ngang hàng với động thực vật trong kế hoạch bảo tồn
    POWERED BY ONECMS & INTECH