Xã hội

NASA phóng tàu vũ trụ, phát hiện ‘đại dương ngầm’ có thể chứa sự sống

Hải Châu 05/11/2024 01:02

Tàu Voyager 2 của NASA đã có một phát hiện chấn động tại vùng không gian tưởng chừng lạnh lẽo và hoang vắng nhất trong Hệ Mặt Trời.

Dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học Tom Nordheim từ Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins (Mỹ), một nhóm nghiên cứu đã phân tích lại dữ liệu mà Voyager 2 thu thập gần 40 năm trước. Tàu Voyager 2 là một trong những tàu vũ trụ đi xa nhất trong lịch sử và đã thoát khỏi vùng nhật quyển cách đây vài năm.

NASA phóng tàu vũ trụ, phát hiện ‘đại dương ngầm’ có thể chứa sự sống - ảnh 1
Tàu Voyager 2 của NASA đã có một phát hiện chấn động tại vùng không gian tưởng chừng lạnh lẽo và hoang vắng nhất trong Hệ Mặt Trời. Ảnh minh họa

Năm 1986, Voyager 2 bay qua mặt trăng nhỏ nhất và gần nhất của Sao Thiên Vương - Miranda, được đặt tên theo nhân vật trong vở kịch Giông tố của William Shakespeare. Với bán kính chỉ 235km và bề mặt phức tạp, Miranda là một trong những vật thể nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời đạt hình cầu nhờ lực hấp dẫn của chính nó. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng mặt trăng này là khối đá khô cằn, tương tự nhiều thiên thể xa xôi khác.

Tuy nhiên, khi lập bản đồ bề mặt và sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng cấu trúc bên trong của Miranda, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một bất ngờ: Một đại dương ngầm. Theo tính toán, đại dương này có độ sâu 100km, được bao phủ bởi lớp đá và băng dày 30km và có thể đã tồn tại từ 100 đến 500 triệu năm. Ước tính đại dương này chiếm gần một nửa thể tích của Miranda.

Tiến sĩ Nordheim chia sẻ với Space.com rằng khám phá về một đại dương bên trong một vật thể nhỏ như Miranda thực sự là điều đáng kinh ngạc.

NASA phóng tàu vũ trụ, phát hiện ‘đại dương ngầm’ có thể chứa sự sống - ảnh 2
Dữ liệu tàu NASA cho thấy Miranda có thể ẩn chứa một đại dương ngầm có sự sống. Ảnh: NASA

Các nghiên cứu cho thấy sự tương tác thủy triều giữa Miranda và các vệ tinh lân cận trong quá khứ đã góp phần giữ nhiệt bên trong, giúp đại dương này không bị đóng băng hoàn toàn. Sự kéo giãn và nén hấp dẫn từ Miranda, cùng với sự cộng hưởng quỹ đạo với các vệ tinh khác, có thể đã tạo ra đủ năng lượng ma sát để duy trì trạng thái lỏng của đại dương.

Mặc dù hiện nay Miranda không còn tương tác với một số vệ tinh của Sao Thiên Vương để giữ ấm, các nhà khoa học tin rằng bề mặt của nó vẫn chưa đóng băng hoàn toàn. Nếu đại dương ngầm đã đông cứng hoàn toàn, bề mặt Miranda sẽ xuất hiện các vết nứt lớn do sự giãn nở của băng.

Theo Newsweek, sự tồn tại của nước làm tăng khả năng tồn tại của sự sống. Do đó, các nhà khoa học hy vọng rằng trong tương lai, Miranda sẽ là mục tiêu của các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS

NASA phóng thành công Europa Clipper, tàu vũ trụ liên hành tinh lớn nhất từ trước đến nay

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/nasa-phong-tau-vu-tru-phat-hien-dai-duong-ngam-co-the-chua-su-song-129531.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    NASA phóng tàu vũ trụ, phát hiện ‘đại dương ngầm’ có thể chứa sự sống
    POWERED BY ONECMS & INTECH