Thế giới

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: Người dân 'thắt lưng buộc bụng', hàng loạt nhà máy lao đao vì bão thuế

Vĩnh Bằng 13/04/2025 10:09

Phúc Kiến chiếm gần 1/4 tổng xuất khẩu giày của Trung Quốc, chủ yếu sang Bắc Mỹ và châu Âu. Với hơn 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả tập đoàn thể thao Anta, thành phố Tuyền Châu đang theo dõi sát sao các chính sách thuế của ông Donald Trump.

Trong khi cuộc đối đầu thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng căng thẳng, nhiều nhà sản xuất giày tại Trung Quốc dường như vẫn giữ được sự bình tĩnh hiếm thấy – bởi họ đã từng vượt qua nhiều “cơn bão” trước đó.

Ngay trong kỳ nghỉ Thanh minh – dịp lễ truyền thống để người Trung Quốc tưởng nhớ tổ tiên – hy vọng rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Tổng thống Donald Trump có thể dịu bớt đã nhanh chóng bị dập tắt.

Ngày 4/4, Bắc Kinh đáp trả ngay lập tức động thái tăng thuế 34% của ông Trump bằng mức thuế tương ứng. Đến ngày 8/4, Bộ Thương mại Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Mỹ sau khi ông Trump cảnh báo sẽ áp thêm 50% thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được nhượng bộ.

“Nếu Mỹ tiếp tục thực hiện các biện pháp thuế leo thang, Trung Quốc sẽ kiên quyết có biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền lợi chính đáng”, người phát ngôn Bộ Thương mại tuyên bố.

Mới đây, mức thuế quan mà Mỹ đang áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc đã lên tới 145%. Còn Trung Quốc cũng tuyên bố nâng mức thuế áp lên hàng hóa Mỹ từ 84% lên tới 125%, bắt đầu từ ngày 12/4. Những động thái này có thể khiến người lao động Trung Quốc gặp khó khăn.

Tuy nhiên, tại Phúc Kiến – cách Bắc Kinh khoảng 1.900 km về phía Nam – nơi tập trung hàng nghìn nhà máy giày dép, không khí vẫn khá lạc quan. Những con phố tại thành phố Tuyền Châu, trung tâm sản xuất giày lớn của Trung Quốc, tràn ngập nguyên liệu: từ vải, đế nhựa đến dây giày muôn màu.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: Người dân 'thắt lưng buộc bụng', hàng loạt nhà máy lao đao vì bão thuế - ảnh 1
Nguồn: Shutterstock

Phúc Kiến chiếm gần 1/4 tổng xuất khẩu giày của Trung Quốc, chủ yếu sang Bắc Mỹ và châu Âu. Với hơn 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả tập đoàn thể thao Anta, thành phố Tuyền Châu đang theo dõi sát sao các chính sách thuế của ông Donald Trump.

Theo ông Đinh – một nhà cung cấp da giày – nhiều doanh nghiệp địa phương đã dừng nhận đơn hàng từ Mỹ ngay sau khi ông Trump đắc cử tháng 11, do dự báo trước khả năng bị áp thuế. Ông cho biết doanh thu năm nay đã giảm tới 70% vì mất đơn hàng Mỹ. “Tường thuế của Mỹ giờ quá cao, không thể san sẻ qua chuỗi cung ứng như trước. Phải cắn răng chịu đựng xem ai trụ được đến cuối”, ông nói.

Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, nhiều nhà máy Trung Quốc đã chuyển một phần sản xuất sang Đông Nam Á. Hiện tại, khi ông Trump cân nhắc áp thuế đa số quốc gia, tình hình sẽ ít lựa chọn xuất khẩu, một số doanh nghiệp đang chọn quay về thị trường nội địa.

Tuy nhiên, ông Đinh cho biết chỉ khoảng 1/4 khách hàng của ông bán giày cho người tiêu dùng Trung Quốc, và thị trường trong nước đang bão hòa. “Giờ người ta mua một đôi giày hai năm mới thay, không phải năm nào cũng sắm. Ai cũng thắt lưng buộc bụng, không dám tiêu”, ông nói.

Cạnh tranh gay gắt và biên lợi nhuận mỏng khiến các doanh nghiệp càng thêm áp lực. Tính đến cuối quý III năm ngoái, gần 1/4 doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc báo lỗ – gấp đôi so với năm năm trước. Ông Trương – một chủ xưởng sản xuất vài triệu đôi mỗi năm tại Tuyền Châu – chưa thua lỗ, nhưng cho biết lợi nhuận mỗi đôi giày đã giảm từ 30 tệ xuống dưới 10 tệ kể từ khi ông gia nhập ngành tám năm trước.

Dù truyền thông nhà nước vẫn thể hiện sự tự tin, một số nhà sản xuất đang tìm cách thích nghi. “Tôi tin Chính phủ sẽ tìm ra cách”, bà Ngô nói. Trong khi đó, nhiều người giữ vững tinh thần vì đã từng vượt qua thời kỳ khó khăn như đại dịch hay nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ông Đinh chia sẻ lời khuyên thực tế: “Không có đơn hàng thì tốt nhất nên nghỉ ngơi nửa cuối năm”.

Một số người đang cân nhắc điều đó. Ông Trương cho biết, để tiếp tục duy trì hoạt động và trả lương, họ chỉ có thể giảm giá thêm vài hào hoặc một tệ mỗi đôi. Ông đang cố tiếp cận thêm khách nội địa nhưng vẫn ưa đơn hàng quốc tế do ít rủi ro nợ xấu. “Giờ tôi vẫn chưa biết nên làm gì”, ông nói.

Theo The Economist

>> Trung Quốc áp thuế Mỹ 125%, có hiệu lực từ 12/4

Ông Trump bất ngờ miễn thuế đối ứng với iPhone, laptop và chip: Apple, Nvidia thắng lớn

Thuế quan Mỹ làm rung chuyển kinh tế toàn cầu

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nen-kinh-te-lon-thu-2-the-gioi-nguoi-dan-that-lung-buoc-bung-hang-loat-nha-may-lao-dao-vi-bao-thue-140373.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: Người dân 'thắt lưng buộc bụng', hàng loạt nhà máy lao đao vì bão thuế
    POWERED BY ONECMS & INTECH