Theo Business Insider, hệ thống làm mát pin của những chiếc Model S được giao vào tháng 6/2022 thiết kế lỗi, có thể gây cháy nổ. Tuy nhiên, Elon Musk vẫn tích cực bán hàng để đẩy mạnh doanh thu của dòng xe này.
Tesla Model S là dòng xe sedan 5 cửa, chạy điện hoàn toàn của nhà sản xuất xe hơi Tesla, Mỹ. Ra đời lần đầu năm 2012, đến nay Model S vẫn đang ở thế hệ đầu tiên. Tuy vậy, trong 8 năm qua, chiếc xe điện đã được nâng cấp giữa vòng đời khá nhiều lần.
Giống như những chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện khác của Tesla, Model S không cần lưới tản nhiệt đục lỗ để làm mát khoang động cơ. Thay vào đó là một lưới tản nhiệt nhỏ, nằm ngay dưới nắp ca-pô và ở chính giữa vẫn là logo đặc trưng của Tesla. Với bố cục này, phần còn lại của đầu xe trông gọn gàng, thanh lịch.
Khi bước vào cabin, bạn sẽ thấy cách bố trí bảng điều khiển của Tesla Model S khác hẳn với những chiếc xe thông thường. Hầu như không có nút bấm vật lý nào trên bảng điều khiển với màu đen là chủ đạo, kết hợp với điểm nhấn bằng sợi carbon này. Điều đó cho thấy, Tesla dường như muốn đảm bảo rằng chiếc xe này được sinh ra để làm minh chứng cho tương lai.
Tesla cho biết, dung tích khoang hành lý của Model S có thể mở rộng lên đến 793 lít khi hàng ghế thứ 2 được gập gọn theo tỷ lệ 60/40.
Tesla Model S đi kèm với động cơ kép, có khả năng tạo ra công suất 762 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.087Nm. Sức mạnh và mô-men xoắn được kết nối với tất cả các bánh xe thong qua một hộp số duy nhất không sang số và làm cho Model S hoạt động hiệu quả, ít tiêu hao năng lượng nhất.
Chiếc sedan này chỉ mất 2,88 giây để tăng tốc từ 0 – 100 km/h. Như vậy, nó là chiếc xe nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, Business Insider đã cáo buộc Tesla và Elon Musk biết dòng xe Model S có lỗi thiết kế nhưng vẫn giao hàng cho khách.
Lỗ hổng trong thiết kế của Tesla Model S
Lỗ hổng trong thiết kế khiến hệ thống làm mát dễ bị rò rỉ. Các chuyên gia trong ngành nói rằng một khi chất làm mát rò rỉ vào bộ pin, nó có thể làm đoản mạch hoặc gây cháy.
Lỗ hổng thiết kế đó đã trở thành chủ đề được quan tâm khẩn cấp tại Tesla vào mùa xuân 2012, theo các email và tài liệu nội bộ mà Business Insider xem được. Và có một thực tế là, khi những chiếc xe điện lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất và được giao cho khách hàng ở thời điểm đó, các email cho thấy nhân viên Tesla vẫn lo ngại về vấn đề rò rỉ hệ thống làm mát bởi:
Loại nhôm mà Tesla sử dụng cho phần cuối của cuộn dây làm mát dễ bị nứt, theo các thử nghiệm do công ty bên thứ ba IMR Test Lab thực hiện vào mùa hè 2012.
Tiếp theo, thiết kế của một phần trong hệ thống làm mát không hoàn hảo, vì vậy ngay cả khi các bộ phận đã được hàn lại, vẫn có những khoảng trống.
Cả hai lỗi thiết kế này đều có khả năng gây rò rỉ hệ thống làm mát, có nghĩa là chất làm mát ắc quy có thể tràn vào bộ ắc quy của ô tô.
Đến cuối năm 2012, Tesla tiếp tục phát hiện các bộ phận làm mát bị rò rỉ trên dây chuyền sản xuất của mình, theo tài liệu nội bộ của Tesla. Theo Business Insider, không rõ thời điểm Tesla thay đổi thiết kế để chống rò rỉ.
Cơ quan Vận tải Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đang điều tra xem liệu các dòng Model S và Model X được sản xuất từ năm 2012 đến 2019 của Tesla có lỗi pin có thể gây ra "hỏa hoạn không do va chạm" hay không. Việc này xảy ra sau khi một số khách hàng của công ty đệ đơn khiếu nại về bản cập nhật phần mềm mà hãng thực hiện sau một loạt vụ cháy vào năm 2019.
Hoài nghi về độ an toàn pin xe điện của nhà Tesla
Trong nhiều năm, Tesla đã phải đối mặt với những câu hỏi về độ an toàn của pin của sản phẩm. Điều đó một phần là do công nghệ này còn mới và cháy ở xe điện khác với cháy ở xe động cơ đốt trong truyền thống.
Vì được châm ngòi bởi một phản ứng hóa học, đôi khi đám cháy ở xe điện có thể mất nhiều ngày để dập tắt và thậm chí bùng phát trở lại sau vài giờ. Hầu như không thể tìm ra nguồn gây cháy khi pin đã bị phá hủy.
Phương châm kinh doanh của Tesla là nhanh hơn và rẻ hơn tất cả những nhà sản xuất khác.
Vì vậy, khi thiết kế pin cho Model S, hãng đã sử dụng những bộ phận có sẵn để mọi thứ trở nên đơn giản. Ví dụ, hãng sử dụng pin đơn (cell) được sản xuất để sử dụng hàng ngày trong những thứ như laptop. Để tạo ra một bộ pin, hàng nghìn cell được nhóm lại thành hơn một chục mô-đun.
Nhưng có một vấn đề với việc có quá nhiều cell trong pin: Nếu một cell đơn lẻ quá nóng, nó có thể tạo ra phản ứng hóa, khiến các cell khác nóng theo và bốc cháy.
Đây là lý do tại sao một chiếc Model S bốc cháy khi đang đậu trong gara ở Thượng Hải năm 2019. Chỉ cần một cell hoặc mô-đun quá nóng để bắt đầu phản ứng dây chuyền dẫn đến hỏa hoạn.
Ô tô điện đầu tiên của gã khổng lồ điện thoại Xiaomi chốt ngày giao xe tháng 3 
Top 4 lý do khiến xe điện chưa phổ biến bằng xe xăng