Chuyên gia chứng khoán cho rằng, nếu VN-Index tăng lên mức 1.300 điểm, dư nợ cho vay margin sẽ còn cao hơn nhiều con số hiện tại.
Báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán vừa công bố cho thấy, đa số công ty ghi nhận dư nợ cho vay tăng mạnh trong quý IV/2023. Ước tính dư nợ tăng thêm cả chục nghìn tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm lên mức 180.000 tỷ đồng (hơn 7,3 tỷ USD). Đây là mức cao nhất kể từ quý II/2022.
Trong số này, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) chiếm đa số, còn lại là cho vay ứng trước tiền bán.
Quý cuối năm 2023 chứng kiến sự phân hoá rõ rệt giữa các công ty chứng khoán trong hoạt động cho vay. Trong khi SSI, Mirae Asset, VNDirect ghi nhận sự chững lại thì TCBS với việc gia tăng gần 3.800 tỷ đồng lên trên 16.600 tỷ đã trở thành quán quân về cho vay.
Cuối quý IV/2023, dư nợ cho vay tại các CTCK tăng lên gần mức 7,3 tỷ USD |
Bên cạnh TCBS, những cái tên như MBS, Vietcap, VPBankS cũng ghi nhận dư nợ cho vay tăng mạnh trên 2.000 tỷ đồng; HSC, VPS, FPTS tăng dư nợ cho vay ở mức khiêm tốn hơn.
>> Thị trường chứng khoán vào vùng 'khó kiếm lời', đâu là chiến lược đầu tư cần ưu tiên? 
Dư nợ margin còn tăng...
Chia sẻ mới đây, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, trong 1-2 năm qua, các công ty chứng khoán Việt Nam liên tục đẩy mạnh các hoạt động tăng vốn nhằm nới dư địa cho vay margin.
Giai đoạn VN-Index tạo đáy 874 điểm hồi giữa tháng 11/2022, nhiều cổ đông nội bộ doanh nghiệp liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu. Tuy nhiên khi thị trường tăng trở lại, những cổ đông nội bộ đã "mất hàng" có nhu cầu mua lại phần để đảm bảo tỷ lệ sở hữu trong doanh nghiệp nhằm tạo vị thế trong các quyết sách điều hành.
Theo đó, một phần nguồn margin trên thị trường sẽ được dùng để mua lại lượng cổ phần đã mất - thậm chí là mua lại giá cao (khi cổ phiếu đã hồi phục từ đáy).
Với nguyên tắc công ty chứng khoán được phép cho vay gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu, ông Nhân cho rằng nếu VN-Index tăng lên mức 1.300 điểm, dư nợ cho vay margin sẽ còn tăng cao hơn giai đoạn 2022.
... Nhưng không đáng sợ
Theo ông Nhân, trong trường hợp margin tiếp tục tăng cao, điều này vẫn là không quá đáng ngại. Hiện một lượng lớn tiền cho vay tại các công ty chứng khoán vẫn chưa được dùng hết trong khi lãi suất ngân hàng đang duy trì mức thấp - trở thành lựa chọn khả dĩ cho nhà đầu tư chứng khoán huy động nguồn vốn rẻ.
Ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) |
Rõ ràng, mức lãi suất vay margin trung bình tại các công ty chứng khoán (khoảng 10-11%) là không đủ cạnh tranh so với mặt bằng lãi suất thấp tại các ngân hàng. Điều này phần nào lý giải câu chuyện dư nợ cho vay margin đang tăng nhưng chưa quá lo.
Éo le ở chỗ, dư nợ margin tăng song lượng tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán đang nhiều kỷ lục. Theo thống kê, khoảng 83.000 tỷ đồng "tiền tươi" nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý IV/2023 - mức cao nhất trong gần 2 năm.
Thực trạng trên nói lên điều gì?
Thứ nhất, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài trong lúc thế giới vẫn giao dịch bình thường, do đó nhà đầu tư sẽ không lường hết được các biến cố có thể xảy ra trong dịp này. Thậm chí, dù có biến cố gì họ cũng không thể xử lý thuận theo tình hình thế giới nên tâm lý sở hữu cổ phiếu với tỷ trọng cao cũng có thể là rủi ro.
>> Ông Nguyễn Đức Nhân: Nhà đầu tư gom cổ phiếu trước Tết Giáp Thìn sẽ có 'bánh chưng' sau Tết 
Thứ hai, nhà đầu tư cá nhân trong nước luôn thu gọn các khoản đầu tư hoặc rút về trước khi nghỉ lễ. Đây là tâm lý từ trước tới nay đồng thời cũng là hoạt động tổng kết hiệu quả của một năm đầu tư, họ được gì và mất gì; nếu có đầu tư mới họ sẽ để cơ hội đó sau nghỉ lễ.
Thứ ba, tâm lý và sức ép tài chính cận Tết Nguyên đán hối thúc các động thái bán và rút một phần tài sản trên thị trường. Đây là một trong những lý do khiến chứng khoán thường chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản thấp cùng tâm lý chán nản của nhà đầu tư trong khoảng thời gian giữa hai kỳ nghỉ Tết.
Điều này lý giải nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán gần 2 tuần trở lại đây. Đó cũng là nguyên nhân giải thích việc vì sao dư nợ cho vay tăng song lợi nhuận quý IV/2023 của nhóm chứng khoán lại sụt giảm so với quý trước đó.
>> Dư nợ margin đạt đỉnh, lợi nhuận nhóm chứng khoán 'cài số lùi' trong quý cuối năm 2023 
Cổ phiếu đầu tiên bị cảnh báo hủy niêm yết mùa công bố kết quả kinh doanh 2023 
Xuất hiện cổ phiếu công ty chứng khoán giúp cổ đông lãi 30-40% từ đầu năm