Ngôi đền gần 1.000 năm tuổi tọa lạc ở thế 'đầu tựa sơn, chân đạp thủy', đứng đầu trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ

28-02-2024 17:27|Quỳnh Như

Không những linh thiêng, ngôi đền còn có cảnh quan xinh đẹp, mang đậm dấu vết lịch sử và có những sự tích kỳ bí.

Đền Cờn tọa lạc ở phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An), từ xưa tới nay được biết đến là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh quan trọng. Đây được xem là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, đứng đầu bốn đền nổi tiếng "nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Đền Cờn được chia thành đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài, hợp thành một thể thống nhất “hai trong một”. Tuy nhiên, một đền nằm trong đất liền, còn một đền nằm ngoài cửa biển.

Đền Cờn Trong nằm bên dòng sông Mai Giang thơ mộng

(TyGiaMoi.com) - Đền Cờn Trong nằm bên dòng sông Mai Giang thơ mộng

Đền Cờn Trong nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra dòng sông Mai Giang thơ mộng, sau đền có hai đồi nhỏ nhô lên như cánh phượng, tọa lạc ở vị trí phong thủy hiếm có “đầu tựa sơn, chân đạp thủy”.

Đền chính gồm tòa Nghi môn, Chính điện, Trung điện, Hạ điện và tòa ca vũ. Hạ điện thờ Ngũ Vị Tôn Quan (ảnh) và Tứ Phủ Quan Hoàng, Trung điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Thượng điện là nơi thờ Mộc Thần, Tứ vị Thánh Nương và Cốc Thần. Ảnh: Báo Lao Động

(TyGiaMoi.com) - Đền chính gồm tòa Nghi môn, Chính điện, Trung điện, Hạ điện và tòa ca vũ. Hạ điện thờ Ngũ Vị Tôn Quan (ảnh) và Tứ Phủ Quan Hoàng, Trung điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Thượng điện là nơi thờ Mộc Thần, Tứ vị Thánh Nương và Cốc Thần. Ảnh: Báo Lao Động

Tứ vị Thánh Nương được thờ tại đền Cờn là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Truyền thuyết kể lại rằng: Khoảng năm 1279, quân Nguyên Mông từng bước thôn tính nhà Nam Tống ở Trung Quốc, đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn. Tả Thừa tướng Lục Tú Phu mang theo vua Đế Bính (8 tuổi) cùng gia quyến và binh sĩ đi chạy loạn ngoài biển.

Do gặp sóng to gió lớn, thuyền chở vua tôi Nam Tống bị chìm ngoài biển Đông. Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối mặc xiêm y quý tộc, da dẻ hồng hào, trên người phảng hương thơm, nên lấy làm lạ, bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ. Mỗi khi ra khơi, dân làng đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm. Từ đó, người dân đặt tên cho địa phương mình là Hương Cần hay Phương Cần.

Cũng có một số truyền thuyết khác nói rằng, Tứ vị Thánh Nương gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Quách Thị hoàng hậu cùng hai công chúa Nguyệt Khiêu, Nguyệt Hương. Lại có tích khác cho rằng, Tứ vị Thánh Nương là Thái hậu và 3 công chúa. Tuy mỗi sự tích có những tình tiết khác nhau nhưng tất cả đều ẩn chứa sự linh thiêng, huyền bí, là nguồn gốc để hình thành nên giá trị tâm linh độc đáo nơi đây.

Tượng Tứ vị Thánh Nương tại đền Cờn

(TyGiaMoi.com) - Tượng Tứ vị Thánh Nương tại đền Cờn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1311, vua Trần Anh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, trên đường đi, nhà vua đã dừng đoàn chiến thuyền tại cửa Càn, nửa đêm chiêm bao thấy có nữ thần "xin giúp đỡ lập công". Vài tuần sau quân nhà Trần tiến thẳng thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm. Chiến thắng trở về, năm 1312, hoàng đế Trần Anh Tông đã sai quan quân lập đền thờ ở cửa biển Cần Hải, là cửa Cờn ngày nay để thờ cúng, ghi nhớ công đức.

Ngay những tấm gỗ, cột đình nghìn tuổi ở đền Cờn cũng có nhiều huyền thoại. Theo chia sẻ của các cụ cao niên trong làng, cách đây rất lâu, sau một trận lũ lụt sớm, khi nước rút, một khúc gỗ trầm hương mắc kẹt vào bến đò cũ nên dân làng vớt vào bờ.

Lạ lùng thay, ai chạm vào khúc gỗ cũng bị chảy máu khiến dân làng sợ hãi. Một người già trong làng vốn có kinh nghiệm bèn lập đàn cầu khấn: “Là khúc gỗ độc thì sẽ thả trôi sông, còn nếu là thần hiển linh thì đừng gây chảy máu cho người dân nữa mà hãy nằm yên để chúng con đưa về thờ cúng”. Dứt lời, khúc gỗ nằm yên, mọi người chạm vào đều không sao.

Đến nay, khúc gỗ thần ngày ấy đã được chế tạo thành cột trong đền Cờn. Trải qua thử thách của thời gian, bao mưa bom, bão đạn của chiến tranh, cột đền ấy vẫn vẹn nguyên.

Được xây dựng vào thời Trần nhưng đền Cờn Trong phát triển quy môn lớn vào thời Lê, được trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn. Ảnh: Báo Lao Động

(TyGiaMoi.com) - Được xây dựng vào thời Trần nhưng đền Cờn Trong phát triển quy mô lớn vào thời Lê, được trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn. Ảnh: Báo Lao Động

Đi qua cổng đền là vào sân, bước lên 10 bậc đá sẽ tới nghi môn - tòa nhà hình chữ "Công" bề thế, gồm 2 tầng, 8 mái; tiếp sau đó là chính điện, trung điện và hạ điện. Tòa ca vũ với 3 gian chính và 2 gian phụ cũng rộng hàng chục mét vuông, bên trong trang trí hoa văn đa dạng.

Trước lối ra vào ở đền Cờn Trong có cây đa 500 tuổi, đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản.

Cách đền Cờn Trong khoảng 1km, đi sâu vào trong làng, đền Cờn Ngoài án ngự trên dãy núi Thằn Lằn, mé cửa biển Lạch Cờn.

Đền Cờn Ngoài nằm hướng mặt ra biển Đông. Ảnh: Văn Bình/Vietnamnet

(TyGiaMoi.com) - Đền Cờn Ngoài nằm hướng mặt ra biển Đông. Ảnh: Văn Bình/Vietnamnet

Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền Cờn Trong làm lễ. Tứ vị Thánh Nương đã hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn Ngoài và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ" để ghi nhận công đức các vị thần.

Đền Cờn Ngoài được tôn tạo và hoàn chỉnh dưới thời vua Tự Đức, cùng lúc tu bổ đền Cờn Trong. Đền cũng được thiết kế chạm khắc, hoa văn trên mái, kết cấu gồm tòa thượng điện, trung điện, hạ điện. Dù là đền phụ, song di tích này cũng thu hút hàng chục nghìn du khách tới tham quan, chiêm bái mỗi năm.

Năm 1993, đền Cờn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

Ngoài những câu chuyện nhuốm màu liêu trai, đền Cờn cũng được biết đến với những lễ hội cổ xưa nhất của xứ Nghệ. Lễ hội đền Cờn mang đậm nét văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây.

Màn tung kiệu đặc sắc trong lễ hội đền Cờn. Ảnh: Báo Pháp Luật

(TyGiaMoi.com) - Màn tung kiệu đặc sắc trong lễ hội đền Cờn. Ảnh: Báo Pháp Luật

Hàng năm, có hàng vạn người đổ về đền Cờn, đặc biệt trong 2 ngày 20-21 tháng Giêng Âm lịch. Năm 2017, lễ hội đền Cờn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

>> Ngọn núi chỉ cao hơn 200m nhưng 'cõng' gần 200 đền, chùa và bức tượng Phật ngồi trong vách núi cao nhất thế giới của Việt Nam

Kỳ bí ngôi đền thiêng có 9 trâu phục, 9 vại nước: Nằm ở độ cao gần 200m so với mực nước biển, được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia

Ngôi đền thiêng tồn tại hơn 7 thế kỷ được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, là nơi Trần Quốc Tuấn đặt kho lương thực nuôi binh sĩ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-den-gan-1000-nam-tuoi-toa-lac-o-the-dau-tua-son-chan-dap-thuy-dung-dau-trong-bon-ngoi-den-linh-thieng-nhat-xu-nghe-d116969.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Ngôi đền gần 1.000 năm tuổi tọa lạc ở thế 'đầu tựa sơn, chân đạp thủy', đứng đầu trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH