Người anh hùng LLVTND không thể thấy ánh sáng nhưng 14 năm ròng vượt dãy Trường Sơn, vận chuyển 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực phục vụ kháng chiến chống Mỹ

03-05-2024 08:30|Hoàng Giang

Ông được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Người dân công mù vận chuyển được số lượng vũ khí, lương thực lớn nhất trong những năm tháng chiến tranh”.

Người anh hùng Alăng Bhuôch

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Alăng Bhuôch sinh năm 1931, tại thôn Aruung, xã Bhalêê, huyện Tây Giang (Quảng Nam), là người dân tộc Cơ Tu. Khi Alăng Bhuôch 9 tuổi, hai mắt của cậu bị đau suốt một thời gian dài, kết quả là cậu không bao giờ có thể nhìn thấy ánh sáng nữa. Không đầu hàng số phận, ngày ngày Alăng Bhuôch vẫn mò mẫm theo mẹ vào rừng kiếm củi, lên rẫy bẻ bắp, tuốt lúa.

Anh hùng Alăng Bhuôch (trái) và nhà văn Nguyễn Chí Trung (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

(TyGiaMoi.com) - Anh hùng Alăng Bhuôch (trái) và nhà văn Nguyễn Chí Trung (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Lớn lên trong tiếng bom đạn chiến tranh, chàng trai trẻ Alăng Bhuôch khi ấy không thể ngồi yên. Sau nhiều đêm không ngủ, Bhuôch quyết định xin phép cha mẹ về việc tham gia dân công, phục vụ cách mạng. Dù cha mẹ cố gắng ngăn cản nhưng cuối cùng họ cũng phải chấp nhận dù trong lòng lo lắng không yên.

Năm 1958, khi Huyện ủy Tây Giang kêu gọi mọi người tham gia vào phong trào dân công vận chuyển lương thực, thực phẩm và vũ khí cho chiến trường miên Nam. Tuy không thể thấy ánh sáng nhưng Alăng Bhuôch vẫn kiên quyết và tự nguyện tham gia.

14 năm, gùi 182 tấn hàng đến chiến trường

Khu vực miền Tây của tỉnh Quảng Nam giáp với nước láng giềng Lào, nơi có rừng sâu, núi cao, và dòng sông, suối hiểm trở, đặc biệt trong mùa mưa khiến việc di chuyển trở nên vô cùng khó khăn. Alăng Bhuôch đã thể hiện sự sáng tạo khi sử dụng ống đựng đạn để gói lương thực, thực phẩm và vũ khí phục vụ cho các đơn vị tại huyện Tây Giang. Dù chỉ có một chiếc ống đựng đạn và một cây gậy dò đường, trong quá trình vận chuyển, dù gặp nhiều khó khăn, từ việc vấp ngã liên tục đến việc vượt qua những dòng sông, con suối chảy xiết, nhưng Alăng Bhuôch vẫn không từ bỏ. Mỗi ngày, ông đã vận chuyển từ 30-50kg hàng hóa và đạn dược vào chiến trường miền Nam.

Mỗi ngày, ông đã vận chuyển từ 30-50kg hàng hóa và đạn dược vào chiến trường miền Nam (Ảnh: Báo tin tức)

(TyGiaMoi.com) - Mỗi ngày, ông đã vận chuyển từ 30-50kg hàng hóa và đạn dược vào chiến trường miền Nam (Ảnh: Báo tin tức)

Trong suốt thời gian tham gia vận chuyển vũ khí, kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông là vào năm 1968. Lúc đó, tình hình trận địa đang đặc biệt cấp bách với nhu cầu cấp thiết về đạn dược. Cấp trên đã tổ chức một cuộc họp khẩn với những người tham gia vận chuyển đạn để thông báo về công việc nặng nhọc: gửi loại đầu đạn A12, nặng gần 100kg.

Trong 14 năm ròng rã từ năm 1958-1972, Alăng Bhuôch đã vận chuyển tổng cộng 182 tấn hàng hóa, trong đó có 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực, thực phẩm (Ảnh: Báo Thanh niên)

(TyGiaMoi.com) - Trong 14 năm ròng rã từ năm 1958-1972, Alăng Bhuôch đã vận chuyển tổng cộng 182 tấn hàng hóa, trong đó có 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực, thực phẩm (Ảnh: Báo Thanh niên)

Alăng Bhuôch là một trong những người tình nguyện vận chuyển đầu đạn này. Sự quyết tâm của ông đã lan tỏa, làm cho cả đồng đội đều nỗ lực hết mình. Liên tục gửi đạn trong 5 ngày 6 đêm mà không ngủ, Alăng Bhuôch và đồng đội của mình đã hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần cao cả.

Trong 14 năm ròng rã từ năm 1958-1972, Alăng Bhuôch đã vận chuyển tổng cộng 182 tấn hàng hóa, trong đó có 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực, thực phẩm. Năm 1973, nhận thấy Alăng Bhuôch đã thành thạo các con đường trên địa bàn, các đơn vị đã giao cho ông nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đến các đơn vị xa hàng chục km qua những con đường rừng Trường Sơn. Trong giai đoạn từ 1973-1975, mỗi ngày Alăng Bhuôch đã gửi đi 50-80kg vũ khí đến khu vực giáp biên giới với nước bạn Lào, phục vụ cho nhiệm vụ đánh giặc của bộ đội.

Cây gậy đã trở thành

(TyGiaMoi.com) - Cây gậy đã trở thành "đôi mắt" của ông (Ảnh: VnExpress)

Đối với những người khỏe mạnh bình thường, việc vận chuyển hàng hóa và tải đạn qua những địa hình khó khăn như núi cao, vực sâu và dòng sông nguy hiểm trong điều kiện chiến tranh khốc liệt là một thách thức lớn. Tuy nhiên, với ý chí và nghị lực phi thường, cùng tinh thần yêu nước mãnh liệt, Alăng Bhuôch đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí và đạn dược qua dãy núi Trường Sơn.

Ông Alăng Bhuôch (giữa) trong một lần gặp gỡ Bí thư Thảnh ủy TP. HCM Lê Thanh Hải (Ảnh: Báo Quảng Nam)

(TyGiaMoi.com) - Ông Alăng Bhuôch (giữa) trong một lần gặp gỡ Bí thư Thảnh ủy TP. HCM Lê Thanh Hải (Ảnh: Báo Quảng Nam)

Sau năm 1975, người anh hùng mù này cũng là người đầu tiên đưa mô hình làm lúa nước vào sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi cao Hiên (sau tách thành 2 huyện Tây Giang và Đông Giang), đóng góp lương thực cho cách mạng cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.. Ngoài ra, ông còn là nghệ nhân chế tác nhiều nhạc cụ độc đáo của đồng bào Cơ Tu như đàn brêê, abel...

Ông còn là nghệ nhân chế tác nhiều nhạc cụ độc đáo của đồng bào Cơ Tu như đàn brêê, abel... (Ảnh: Báo Tiền phong)

(TyGiaMoi.com) - Ông còn là nghệ nhân chế tác nhiều nhạc cụ độc đáo của đồng bào Cơ Tu như đàn brêê, abel... (Ảnh: Báo Tiền phong)

Vào ngày 4/11/2015, người anh hùng dân tộc Alăng Bhuôch đã trở về với đất mẹ, hưởng thọ 84 tuổi.

Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Học viện Lục quân)

(TyGiaMoi.com) - Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Học viện Lục quân)

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, anh hùng Alăng Bhuôch cũng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất cùng nhiều bằng khen của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đến năm 2013, ông được Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận kỷ lục “người dân công mù vận chuyển được số lượng vũ khí, lương thực lớn nhất trong những năm tháng chiến tranh”.

Tham khảo:

- Ông cha ta đánh giặc: Ý chí, nghị lực phi thường của Anh hùng Alăng Bhuôch - Báo Quân đội nhân dân

- Chuyện một người mù gùi đạn - Báo Người Lao động

- Người mù có một không hai trên dãy Trường Sơn - VnExpress

- Huyền thoại Trường Sơn Alăng Bhuôch đã từ trần - Báo Thanh niên

>> Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn khiến lính Mỹ khiếp sợ, được biết đến với biệt danh 'Tiểu Long nữ trên đường phố'

Vị tướng quân đội đặc biệt nhất: Từ anh Binh nhì đến Thượng tướng ở tuổi 40, được tuyên dương là Anh hùng LLVT Nhân dân khi mới 26 tuổi, từng tham gia 67 trận quyết tử

Người anh hùng dân tộc Nùng là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đặt tên cho con phố ở cửa ngõ Thủ đô

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-anh-hung-llvtnd-khong-the-thay-anh-sang-nhung-14-nam-rong-vuot-day-truong-son-van-chuyen-120-tan-vu-khi-va-62-tan-luong-thuc-phuc-vu-khang-chien-chong-my-d121714.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Người anh hùng LLVTND không thể thấy ánh sáng nhưng 14 năm ròng vượt dãy Trường Sơn, vận chuyển 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực phục vụ kháng chiến chống Mỹ
    POWERED BY ONECMS & INTECH