Thông tin cổ phiếu bị cắt margin có thể sẽ khiến không ít nhà đầu tư chịu áp lực lớn về dòng tiền, tình trạng call margin hay nguy cơ bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ gồm VMC, CVN, SRA (cắt margin).
Được biết, cả 3 mã này đều bị cắt margin từ ngày 20/9 với lý do doanh nghiệp chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 quá 5 ngày.
Ngoài việc thêm mới, HNX cũng thông báo bổ sung lý do cắt margin đối với các mã như SD4, VC9, TTZ, DZM, BII, MIM trong đó ngoài việc chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022:
- Các cổ phiếu SD4, TTZ, MIM hiện đang thuộc diện cảnh báo, kiểm soát trên HNX;
- Các mã VC9, DZM, BII đang thuộc diện chứng khoán thuộc diện cảnh báo trên HNX.
Thông tin cổ phiếu bị cắt margin có thể sẽ khiến không ít nhà đầu tư chịu áp lực lớn về dòng tiền, tình trạng call margin hay nguy cơ bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.
Diễn biến giá các cổ phiếu bị cắt margin mới nhất.
Theo ghi nhận, hiện cả 9 mã cổ phiếu trên đều đã giảm mạnh so với đầu năm từ 20 - gần 70%. Với thanh khoản lớn cùng mức giá đã điều chỉnh sau, các mã như SRA, CVN và đặc biệt là BII sẽ ghi nhận đáng kể hiện tượng nhà đầu tư dùng margin để đầu cơ hoặc trung bình giá trong thời gian vừa qua.
Cổ phiếu SRA đã liên tục giảm điểm kể từ phiên 9/8 tới nay. 10 phiên gần nhất, mã thậm chí chỉ có 1 phiên tăng nhẹ 1,5% còn lại là giảm và đứng giá.
Trong khi đó, BII gần như đi ngang tại vùng giá 4.500 - 5.000 đồng kể từ cuối tháng 6 tới nay. Kết phiên 19/9, mã thậm chí giảm sàn về mức 4.500 đồng thị giá. Nếu tính từ đầu năm, hiện nhà đầu tư đã có ít nhất 3 lần "bắt đáy hụt" cổ phiếu này.
Hậu bứt phá thời ông Đỗ Thành Nhân, những gì còn lại trong trải nghiệm của rất nhiều nhà đầu tư với BII chính là "đồ thị cây thông" khiến nhiều cổ đông ngã ngựa vẫn còn đau đến tận giờ.
Làm giá cổ phiếu, Chủ tịch Louis Holdings thu về hàng trăm tỷ 
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hai cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết 
Phát triển thị trường trái phiếu riêng lẻ: cần minh bạch, lành mạnh từ “móng”