Nhà máy xe lửa này là một trong những "cái nôi" của ngành đường sắt Việt Nam.
Được người Pháp thành lập năm 1902 với vai trò sửa chữa, hậu cần cho việc xây dựng tuyến đường sắt  Đông Đương, nhà máy xe lửa Dĩ An (Bình Dương) có tên gọi ban đầu là Grand Atelier des Chemins de Fer de Dĩ An (Cơ xưởng hỏa xa Dĩ An) nằm ở vị trí đắc địa trên một đồi đất cao khá bằng phẳng, thuộc trục đường giao thông  DT743 liên thông với Quốc lộ 1 và các tuyến đường quan trọng, thuận lợi cho việc nhập và vận chuyển nguyên liệu, linh kiện để phục vụ sản xuất lúc bấy giờ.
Nơi này đánh dấu quá trình hình thành cấp công nhân của nước ta. Tầng lớp công nhân đầu tiên có xuất thân từ nông dân, vì chính sách áp bức bóc lột mà buộc họ phải vào làm thuê trong nhà máy cho thực dân Pháp. Trải qua thời kỳ cùng cực, chế độ công nhân được hình thành và trỗi dậy tiên phong trong phong trào cách mạng.
Chính lẽ đó, nhà máy xe lửa Dĩ An đã chứng kiến giai đoạn lịch sử đáng trân trọng, để du khách ghé thăm và tìm hiểu về một thời gian lao, khó nhọc của đất nước.
Sau năm 1975, nhà máy thuộc quyền quản lý của nhà nước, được cổ phần hóa và có những đóng góp quan trọng trong việc sản xuất, bảo trì và sửa chữa toa xe, cùng các trang thiết bị, dịch vụ cho các công ty vận tải  trong nước.
Nhà máy xe lửa Dĩ An có vị trí đắc địa, đường đi dễ tìm đến và gần các khu vực trung tâm |
Nổi bật trong khuôn viên của nhà máy là dãy nhà xưởng thiết kế theo lối kiến trúc Pháp cổ kính, với diện tích 20.000 m2, được xây dựng trong suốt hơn 10 năm. Đây là một trong những hạng mục kiến trúc quan trọng đưa nhà máy trở thành Di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Bình Dương vào năm 2013.
Bên ngoài là phòng trưng bày, chánh văn phòng, phòng ban. Bên trong là hệ thống nhà xưởng của từng bộ phần như: chế tạo, lắp ráp, bảo trì, sửa chưa, sơn dầu,... Hiện nay, mỗi năm Nhà máy xe lửa Dĩ An tạo mới và sửa chữa hàng trăm toa tàu mang lại nhiều lợi ích cho ngành đường sắt Việt Nam. Đánh dấu một bước phát triển của tỉnh Bình Dương và là điểm du lịch trọng yếu thu hút nhiều ghé thăm.
Toàn bộ nhà máy hiện có khoảng 250 cán bộ, công nhân viên với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong việc đóng mới và sửa chữa toa xe cùng các loại máy móc ngành cơ khí.
Ông Nguyễn Nhất Thắng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần xe lửa Dĩ An cho biết, trung bình mỗi năm, công ty đóng mới khoảng 30 toa xe khách và 50 toa xe hàng, bên cạnh đó sửa chữa nâng cấp, cải tạo khoảng 17 đến 20 toa xe khách, sửa chữa định kỳ khoảng 30 toa xe hàng. "Chủ trương của công ty là vừa thiết kế vừa chế tạo sản phẩm theo tiêu chí giảm tải trọng toa tàu, góp phần giảm chi phí nhiên liệu cho sức kéo và giảm khí thải ô nhiễm môi trường", ông nói với Vnexpress.
Những toa tàu khách được sơn mới, chờ công nhân lắp ráp hệ thống điện và nội thất hoàn chỉnh để xuất xưởng |
Nhà máy xe lửa Dĩ An không chỉ đơn thuần là nơi khởi tạo, góp phần không nhỏ trong quá trình bảo trì, hỗ trợ đường sắt Bắc - Nam trong suốt giai đoạn kháng chiến và hoạt động đến ngày nay mà còn mang lại những phát triển, thay đổi to lớn giúp cải thiện ngành giao thông đường sắt. Nơi đây có thể nói là điểm đến sáng giá của ngành du lịch  Bình Dương  để mọi người nhớ về bằng những sự kiện lịch sử quý giá, đánh dấu những bước tiến mới của Đảng và giai cấp công nhân cũng như quá trình giành lại độc lập Tổ quốc.