Nhận định chứng khoán ngày 15/2: Ngưỡng 1.44x sẽ hỗ trợ chỉ số hồi phục

14-02-2022 19:11|Bình An

Nếu trong phiên 15/2/2022 thị trường không thể phục hồi trở lại từ vùng hỗ trợ mạnh hiện tại, dự báo xu hướng ngắn hạn sẽ rất tiêu cực.

Tổng quan phiên 14/2:

Áp lực bán tháo diễn ra vào cuối phiên đã kéo hàng loạt cổ phiếu ngân hàng lao dốc trong đó LPB và STB đều bị kéo xuống mức giá sàn. SHB, TPB, BID, HDB, CTG, MBB, ACB,... đều giảm sâu từ 4 - cận sàn.

Sắc đỏ xuất hiện trong suốt phiên giao dịch đầu tuần 14/2/2022 và càng được mở rộng vào cuối phiên khi lực bán xuất hiện mạnh ở nhiều các nhóm ngành. Số mã giảm áp đảo so với số mã tăng chứng tỏ bên bán đang chiếm được ưu thế lớn.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng rung lắc mạnh và chiếm 9 mã trong Top 10 có tác động tiêu cực đến VN-Index đó là VCB, BID, CTG, TCB, MBB, VPB, ACB, STB, TPB; mã còn lại trong nhóm này là VHM. Ở bên kia chiến tuyến, GAS, SAB, VJC là 3 mã ra sức kìm hãm đà giảm của thị trường nhưng không thành công khi lực giảm quá lớn.

Sắc đỏ lan rộng ở rổ VN30 với 24 mã giảm và chỉ có 6 mã tăng giá. STB bất ngờ giảm mạnh hết biên độ trong khoảng thời gian cuối phiên. TPB, BID, HDB và CTG cùng giảm hơn 6%, MBB giảm trên 5%, ACB, VRE, VCB, VPB và TCB là những mã giảm lùi hơn 4%. Ở chiều ngược lại, VJC và SAB cùng tăng mạnh trên 5%, GAS tiến hơn 4%. PLX và MSN vượt 1% còn VIC tăng nhẹ trên mức tham chiếu.

Chỉ số ngành ngân hàng dẫn đầu sắc đỏ khi tăng trưởng âm hơn 5%; chỉ số của các ngành chứng khoán, tài chính khác, nông - lâm - ngư, thiết bị điện khi cùng giảm hơn 3%.

Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, VCI giảm kịch sàn, APS rơi trên 6%, CTS và SHS giảm hơn 5% và nhiều mã giảm từ 2% đến 4%. VIX và WSS là 2 mã không rơi vào sắc đỏ khi lần lượt tăng nhẹ và dừng ở tham chiếu.

Chỉ số ngành chế biến thủy sản đi ngược lại thị trường chung với đà tăng hơn 5% nhờ sự đóng góp của VHC, ANV khi xuất hiện trạng thái kịch trần, IDI vượt 6%, ACL tăng hơn 5% và nhiều mã tăng giá khác.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 29,75 điểm (-1,98%) xuống 1.471,96 điểm; toàn sàn có 132 mã tăng, 322 mã giảm và 36 mã đứng giá. HNX-Index giảm 5,88 điểm (-1,38%) xuống 421,01 điểm; toàn sàn có 67 mã tăng, 158 mã giảm và 58 mã đứng giá. UpCOM-Index giảm 1,69 điểm (-1,5%) xuống 110,85 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.408 tỷ đồng - tăng 29,9% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 32% lên 23.850 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng hơn 290 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 5 tỷ đồng trên sàn HNX. HPG, HDB và VIC là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở sàn HOSE. Đối với sàn HNX, PVI và PVS là những mã dẫn đầu nhóm mua ròng.

Nhận định phiên 15/2:

CTCK Tân Việt (TVSI): Xu hướng tăng giá trong trung hạn vẫn được duy trì

TVSI đánh giá việc VN-Index kết phiên 14/2 tạo gap giảm điểm đi kèm cây nến Bearish Enguffling với thanh khoản tăng trở lại, cho tín hiệu rất tiêu cực. Như vậy, trong ngắn hạn, việc mãi chưa xuất hiện phiên bùng nổ theo đà để xác nhận đà tăng trở lại đã phần nào tạo nên hệ quả tiêu cực như hiện tại.

Trong phiên 14/2, VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên và đang kiểm tra lại trend tăng giá hình thành trở lại từ cuối tháng 7/2021. Nếu trong phiên 15/2 thị trường không thể phục hồi trở lại từ vùng hỗ trợ mạnh hiện tại dự báo xu hướng ngắn hạn sẽ là rất tiêu cực.

TVSI cho rằng, VN-Index vẫn giữ được xu hướng tăng giá trong trung hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, VN-Index đã kết thúc nhịp hồi phục và bắt đầu điều chỉnh trở lại. Hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số sẽ ở quanh mốc 1.457 điểm và xa hơn là vùng đáy cũ tại 1.420 điểm.

CTCK MB (MBS): VN-Index có thể test lại vùng 1.445 điểm

MBS cho rằng điểm đáng chú ý trong phiên 14/2 ngoài nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng mạnh theo giá dầu thế giới thì diễn biến giảm của thị trường ở nửa cuối phiên chiều đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường giảm sâu. Điều này khiến chỉ số VN-Index không thể giữ ngưỡng hỗ trợ MA50 và nguy cơ sẽ retest mức đáy tháng 1 hoặc ngưỡng hỗ trợ MA100 ở 1.445,68 điểm.

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Khả năng tiếp tục giảm mạnh là khá thấp

SHS nhận định nếu xét trên góc độ định giá, P/E của VN-Index hiện ở mức 17 lần là mức trung bình của thị trường trong khoảng 5 năm trở lại đây; còn của VN30 là 16 lần, thấp hơn một chút so với mức trung bình 5 năm. Do đó, SHS cho rằng khả năng giảm mạnh ở thời điểm hiện tại là khá thấp. trong phiên giao dịch 15/2, VN-Index có thể dần bình ổn trở lại khi cung cầu trở nên cân bằng hơn.

Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/01, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và cân nhắc mua thêm nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.425 - 1.450 điểm trong phiên tới.

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Chưa thể sớm ghi nhận xu hướng tăng

VCBS cho rằng VN-Index sẽ chưa thể sớm ghi nhận xu hướng tăng để lấy lại mốc 1,500 điểm, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nhịp điều chỉnh giảm có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi mà lực cầu bắt đáy vẫn khá dồi dào quanh vùng hỗ trợ 1.440 - 1.450 điểm của VN-Index.

FiinTrade: NĐT cá nhân chi gần 78.000 tỷ đồng gom cổ phiếu Việt năm 2024, đa số mua giá đỉnh

Việt Nam vô địch AFF Cup 2024: Cập nhật 'cơn mưa' tiền thưởng

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dinh-chung-khoan-ngay-152-nguong-144x-se-ho-tro-chi-so-hoi-phuc-122375.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nhận định chứng khoán ngày 15/2: Ngưỡng 1.44x sẽ hỗ trợ chỉ số hồi phục
    POWERED BY ONECMS & INTECH