Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải bài toán vốn trong thời khó
Bên cạnh các chính sách triển khai đồng bộ hỗ trợ sức khỏe tài chính doanh nghiệp, nhiều tổ chức tài chính cũng ra mắt loạt giải pháp được thiết kế sâu sát, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Xu hướng giảm lãi suất tiếp tục chiếm ưu thế
Sau thời gian dài duy trì mức tăng kỷ lục, lãi suất đã liên tục ghi nhận xu hướng giảm từ cuối quý I/2023 đến nay. Cụ thể, giai đoạn từ tháng 3 - 6/2023, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm từ 0,5 -2,0%/năm.
Trong tháng 10/2023, lãi suất tiền gửi kỳ hạn cao nhất ở 4 ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước giảm điều chỉnh giảm từ 0,2 – 0,3%, chỉ còn 5,5% cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Với kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất tiền gửi đã về mức 4,5%/năm.
Với diễn biến hiện tại, NHNN có thể sẽ tiếp tục giảm thêm 0,5% vào quý cuối cùng của năm 2023 để hỗ trợ cho nền kinh tế bước vào năm 2024. Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán VNDirect, lãi suất huy động bình quân có thể về mức 6,5 - 6,8%/năm vào cuối năm 2023 và xuống thấp hơn nữa vào năm 2024. Trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến sẽ duy trì mức tối đa 4%/năm.
Nhiều chính sách hỗ trợ sức khỏe tài chính doanh nghiệp
Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhiều chính sách tài khóa có tổng quy mô gần 200 nghìn tỷ đồng đang được triển khai theo lộ trình, với số giảm thu ngân sách thực tế hơn 82 nghìn tỷ đồng. Thúc đẩy đầu tư công năm nay có tổng quy mô lên đến gần 800 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2022.
NHNN cũng điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%, góp phần chấm dứt tình trạng “cạn room” như năm 2022. Cùng với đó là các gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, gói tín dụng 15 nghìn tỷ đồng cho vay lâm, thủy sản với lãi suất ưu đãi. Dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 12 - 13%.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chớp nhanh cơ hội kinh doanh
Mặc dù hiện tại có nhiều biện pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, khả năng tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng và nhu cầu, cũng như khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp có đặc thù hoạt động khó đáp ứng các yêu cầu này, nhu cầu về các sản phẩm tài chính phù hợp, thời gian giải ngân kịp thời, giúp doanh nghiệp chớp thời cơ vàng, cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh là vô cùng lớn.
Nắm bắt nhu cầu cấp thiết này, nhiều tổ chức tài chính đã ra mắt các sản phẩm được thiết kế phù hợp nhất với doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Nổi bật là Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) với các giải pháp được thiết kế sâu sát, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Trong đó, giải pháp M-Power cấp tín chấp online lên đến 15 tỷ đồng với thời gian duyệt chỉ trong 3 ngày sẽ là trợ lực cần thiết cho các doanh nghiệp thương mại đang hướng đến các giải pháp vốn tức thời, không yêu cầu tài sản bảo đảm, để “chớp nhanh” các cơ hội kinh doanh mới, đáp ứng yêu cầu sản xuất để ký kết đơn hàng. Các doanh nghiệp xây dựng cũng có thể hưởng lợi từ giải pháp tài chính này khi tiến hành mở bảo lãnh mà không lo bị “chiếm dụng” vốn hay tài sản bảo đảm.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, có nhu cầu vốn lớn để mở rộng quy mô, mở thêm xưởng sản xuất, đẩy nhanh tiến độ ra hàng, giải pháp M-Supreme cấp tín chấp toàn diện online lên đến 200 tỷ đồng sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả, giúp doanh nghiệp giữ uy tín, nâng tầm vị thế sản xuất trong mắt đối tác.
Cuối năm thường là “cao điểm” mua sắm, vì vậy giải pháp này cũng đáng cân nhắc đối với các doanh nghiệp thương mại đang có chiến lược mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới.
Chi tiết về điều kiện, thủ tục và thời gian giải ngân các gói giải pháp M-Power, M-Supreme: https://vaydoanhnghiep.msb.com.vn/
Bích Đào
Lãi suất ngân hàng hôm nay 27/12/2024: Diễn biến lạ của lãi suất huy động 
Lãi suất huy động liên tục tăng, riêng nhóm big4 biến động khác thường