Nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá còn nhiều triển vọng trong nửa sau năm 2024, đặc biệt, định giá theo P/B trung bình vẫn khá thấp.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực trong phiên ngày 3/6, dẫn dắt VN-Index chinh phục lại ngưỡng 1.280 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, ngành ngân hàng tăng 1,36%, đưa vốn hóa đạt 2.019.628,8 tỷ đồng.
Toàn ngành có 24/28 cổ phiếu tăng giá, trong đó, STB  trần (+6,82%) là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm. Chứng khoán KB vừa dự báo ngân hàng này có thể ghi nhận khoản thu nhập bất thường 1.336 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ bán khoản nợ xấu tại Khu công nghiệp Phong Phú.
Tiếp đến là các cổ phiếu MBB  (+3,91%), OCB  (+3,73%), HDB  (3,23%)... Duy nhất cổ phiếu EIB  giảm 0,75%, cổ phiếu này đã tăng nhiều phiên trước đó.
Nguồn: Tự tổng hợp |
Định giá thấp hơn mức trung bình 5 năm
Trong phân tích ngày 29/5, TPS Research thống kê P/B trung bình 5 năm của nhóm ngân hàng đang là 1,8. Tại thời điểm phiên ngày 3/6, P/B toàn ngành là 1,56, vẫn thấp hơn trung bình 5 năm.
P/B nhóm ngân hàng (Nguồn: TPS) |
Tuy nhiên, rủi ro vẫn có do nền kinh tế và chính trị đang diễn biến phức tạp, các tác động của lạm phát có thể khiến sức mua của toàn nền kinh tế tế giảm trở lại ngay sau khi có dấu hiệu phục hồi đáng kể. Tác động của tỷ giá khiến sức mua nhiều mặt hàng khó khăn khiến nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp có thể giảm, từ đó dẫn đến giảm nhu cầu về vốn và ảnh hưởng đến dư địa tăng trưởng trong 2024.
Các cổ phiếu có tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) hàng đầu gồm HDB, MBB, VIB, ACB, LPB...
P/B nhóm ngân hàng cập nhật đến phiên 3/6 (Nguồn: Tự tổng hợp) |
Triển vọng nửa cuối năm 2024
Về tín dụng, TPS thống kê mức tăng trưởng cho vay của 27 ngân hàng niêm yết trung bình đạt 16% trong quý I/2024. Trong đó, 13 ngân hàng có tăng trưởng cao hơn mức trung bình là HDB, VPB, MBB, TCB, VBB, LPB, TPB, OCB, ACB, NVB, KLB, VIB, PGB. Từ cuối quý III/2024, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều đơn hàng hơn nhờ sức mua bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Do đó, nhu cầu về vốn tăng và dự kiến sẽ có xu hướng vay nhiều hơn trong các quý sau của năm 2024.
Về chi phí vốn, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục neo mức lãi suất thấp trong cả năm 2024. Với tình hình một số doanh nghiệp ghi nhận số lượng đặt hàng phục hồi ghi nhận trong cuối tháng 3 và tháng 4, lượng tiền gửi không kỳ hạn và lượng tiền gửi ngắn hạn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn năm ngoái. Lượng tiền gửi giá cao từ đầu 2023 sẽ đáo hạn và giúp giảm chi phí vốn cho ngành ngân hàng.
Quý I/2024, NIM của các ngân hàng ghi nhận sự phân hóa. Trong đó, 10 ngân hàng niêm yết có mức NIM cao hơn mức trung bình toàn ngành, dẫn đầu là VPB, HDB và MBB cùng các ngân hàng lớn khác. 14 ngân hàng niêm yết có mức NIM nhỏ hơn mức trung bình ngành, chủ yếu các ngân hàng có mức NIM thấp nhất là các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận khách hàng để sử dụng vốn hiệu quả.
Về nợ xấu, việc Thông tư 02 được gia hạn thêm 6 tháng sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để trích lập và cơ cấu lại nợ trong khi vẫn có thể giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
>> Đã đến lúc NĐT đi 'dò' con sóng KQKD quý II/2024, nhóm ngành nào được gọi tên?
Hóa chất Đức Giang (DGC) phủ nhận thông tin sai sự thật về thương vụ thoái vốn của Vinachem 
‘Mở khoá’ giai đoạn hiệu quả, cổ phiếu Masan (MSN) rục rịch đón sóng lớn