Những công trình kiến trúc tái tạo môi trường sống tự nhiên

10-01-2022 08:42|Ngân Anh

Không chỉ giảm thiểu tác hại đến môi trường, các công trình kiến trúc còn góp phần tái tạo vật liệu xây dựng và phục hồi môi trường sống tự nhiên.

Kiến trúc tái tạo là một xu hướng xây dựng góp phần làm dịu khí hậu. Với kiểu xây dựng này, trong nhiều năm qua, lượng khí thải carbon đã được cắt giảm đáng kể. Các toà nhà đang dần được thiết kế theo lối kiến trúc này, hay nói cách khác là một quá trình xây dựng bắt trước tự nhiên bằng cách khôi phục các vật liệu và nguồn năng lượng của chính nó.

Trung tâm mua sắm Raffles City, Singapore

kien-truc-tai-tao-5.jpeg

Khu vườn trên sân thượng này nằm phía trên một trung tâm mua sắm lớn ở trung tâm thành phố Singapore. Khu vườn trồng hơn 1.600 loại thảo mộc và thực vật hữu cơ để sử dụng làm thực phẩm và nguyên liệu chăm sóc da. Quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này có quỹ đất nông nghiệp hạn chế nên các sản phẩm nông nghiệp hầu hết đều được nhập khẩu. Việc có những khu vườn giống như Trung tâm mua sắm Raffles City đã không chỉ giúp xây dựng xanh hơn mà còn góp phần cải thiện nhu cầu thực phẩm.

Edible Garden City là doanh nghiệp điều hành trang web đã duy trì nhiều mảnh đất trên khắp đất nước như thế này để trồng nấm và rau xanh. Một số khác còn được nuôi cá và côn trùng.

Nhà hát tre, Chiết Giang, Trung Quốc

kien-truc-tai-ta0-4.jpeg

Được thiết kế bởi DnA có trụ sở tại Bắc Kinh và hoàn thành vào năm 2015, nhà hát tre được xây dựng hoàn toàn từ tre sống lấy từ những ngọn núi bao quanh ngôi làng Hengkeng của Trung Quốc. Tại đây thường được tổ chức rất nhiều hoạt động từ các buổi biểu diễn opera địa phương đến các buổi thiền định.

Loài tre - được gọi là Mao Zhu - có thể phát triển khi bị uốn cong và có rễ lan ra theo chiều ngang để tạo nền tảng cho một tòa nhà. Mỗi năm, tre già có thể dễ dàng được thay thế và uốn cong để kết hợp với cấu trúc hiện có.

Đền Ise Jingu, Mie, Nhật Bản

kien-truc-tai-tao-3.jpeg

Cứ sau hai thập kỷ, một phần của ngôi đền Ise Jingu ở Nhật Bản lại được xây dựng lại từ gỗ mới. Đây là nghi lễ có từ hơn 1.300 năm trước. Ngôi đền được thay thế bằng một cấu trúc mới với kích thước giống hệt nhau cùng với các đồ đạc và vật dụng thiêng liêng giống nhau. Cánh cổng cũ được cạo xuống và tái chế.

Những cây đã được trồng với mục đích chủ động cách đây 100 năm được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Đồng thời, cũng có nhiều cây mới được trồng để chờ đợi sự di dời của ngôi đền sau một thế kỷ kể từ bây giờ. Nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona và nhà thờ Ulm Minster ở Đức cũng tuân theo những chu kỳ tương tự kéo dài hàng trăm năm.

Trường tiểu học Ilima, Tshuapa, Cộng hòa Dân chủ Congo

kien-truc-tai-tao-2.jpeg

Cộng đồng Ilima nằm sâu trong rừng rậm của Cộng hòa Dân chủ Congo; đồng thời nằm giữa đất nông nghiệp và môi trường sống tự nhiên. Các kiến trúc sư Mass Design Group có trụ sở tại Boston đã nhìn thấy cơ hội kết nối hai cảnh quan này bằng cách xây dựng Trường Tiểu học Ilima ở trung tâm, để đóng vai trò như một cầu nối giữa con người và động vật hoang dã. Các loại dây leo quấn và nhuộm màu mọc xung quanh tòa nhà để giữ mát cho giáo viên và học sinh.

Ngôi trường được xây dựng từ ván lợp tùy chỉnh, gạch bùn và dầm được làm riêng từ vật liệu địa phương có nguồn gốc từ trong phạm vi 10 km của địa điểm. Công trình xây dựng thải ra ít hơn 307 tấn carbon so với mức trung bình toàn cầu cho các trường học có cùng quy mô.

Suối Cheonggyecheon, Seoul, Hàn Quốc

kien-truc-tai-tao-1.jpeg

Việc phá dỡ đường ô tô trên cao đã phát hiện ra dòng suối Cheonggyecheon lịch sử của Seoul dài 6 km. Dự án này hoàn thành vào năm 2005, đã làm tăng đa dạng sinh học hơn gấp sáu lần theo Chuỗi Hiệu suất Cảnh quan. Trong vòng ba năm sau khi được khôi phục, các con đường dọc theo dòng suối mát hơn 5,9 độ C so với con đường song song cách đó 4 dãy nhà và ô nhiễm không khí giảm hơn một phần ba.

Cơ sở thí điểm dự án rừng Sahara, Qatar

kien-truc-tai-tao.jpeg

Năm 2012, các loài chim lần đầu tiên xuất hiện tại cơ sở thí điểm dự án rừng Sahara khi mà các loài thực vật ở đây bắt đầu thích nghi và phát triển. Những loài thực vật này được trồng trong nhà kính với sự làm mát của nước mặn được xây dựng trên sa mạc Qatar cằn cỗi trước đây. Theo sau các loài chim là châu chấu, sau đó là bướm, một loài gặm nhấm tai dài được gọi là jerboa.

Sự hồi sinh tại cơ sở này cho thấy thiên nhiên có khả năng lớn để tái tạo tăng trưởng trong điều kiện thích hợp. Trong trường hợp này, thiên nhiên đã được tạo ra bởi thiết kế của con người.

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-cong-trinh-kien-truc-tai-tao-moi-truong-song-tu-nhien-129099.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Những công trình kiến trúc tái tạo môi trường sống tự nhiên
    POWERED BY ONECMS & INTECH