Những dự án nào đang giúp hạ tầng giao thông Nam Định ‘lột xác’?
Hiện tại, tỉnh Nam Định tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.
Trong năm 2024, tỉnh Nam Định đang ráo riết triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông  với mục đích “thay áo mới” cho đô thị.
Các dự án đáng chú ý bao gồm: dự án xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (2017-2024) dài 46km đã hoàn thành giai đoạn 1; giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 2.487 tỷ đồng, khối lượng thi công đạt 47% giá trị hợp đồng.
Dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển  (2022-2027) có tổng mức đầu tư 5.995 tỷ đồng. Khối lượng thi công gói thầu số 1 đạt gần 25% giá trị hợp đồng, các gói thầu số 2 và số 3 đạt gần 20%.
Dự án cầu vượt sông Đáy (thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng) với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến 2km quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h được UBND tỉnh tổ chức triển khai thi công cuối tháng 9/2023.
Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định (2020- 2024) có tổng chiều dài đầu tư xây dựng 50,98km với tổng mức đầu tư 2.655 tỷ đồng, khối lượng thi công đạt 92% giá trị hợp đồng.
Hiện tại, tỉnh Nam Định tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các dự án: Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; Giai đoạn II dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình ; Xây dựng cầu qua sông Đào; Đường trục phía nam TP. Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng...
Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng thúc tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu tái định cư của các huyện, thành phố.
Dẫn tin từ báo Lao Động, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Nam Định Phạm Hồng Thái cho biết, sau khi được đưa vào khai thác, các dự án sẽ góp phần kết nối các vùng động lực, các cực tăng trưởng và hành lang kinh tế của tỉnh, mở ra không gian phát triển về đô thị ven biển như Thịnh Long, Quất Lâm, Rạng Đông và công nghiệp.
>> Trung tâm hoá chất hơn 10ha chuẩn bị ‘mọc lên’ giữa lòng Sài Thành 
Tuyến đường bộ ven biển dài gần 70km tại Nam Định sẽ vận hành ngay trong tháng 6/2024 
Khi nào VSIP sẽ khởi công 2 khu công nghiệp hơn 1.000ha tại Thái Bình và Nam Định?