Những lưu ý trong lễ cúng ông Công ông Táo để năm 2023 may mắn, gặp dữ hóa lành

13-01-2023 10:14|Kiều Trinh

Ngày 23 tháng chạp, mọi gia đình đều làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vậy lễ cúng gồm những gì, cách sắp lễ thế nào để mang đến may mắn, tài lộc?

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ.

Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, các gia đình đều thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Cúng ông Công ông Táo 2023 ngày, giờ nào đẹp?

ong-cong-ong-tao.jpg

Lễ cúng ông Công ông Táo 2023 rơi vào thứ Bảy ngày 14/1/2023 Dương lịch, đúng tiết tiểu hàn. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều gia đình bận rộn công việc nên thường cúng ông Công ông Táo 2023 trước ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

Theo các chuyên gia, ngày cúng ông Công ông Táo năm nay đẹp nhất rơi vào ngày 20 (11/01/2023 Dương lịch) và 23 tháng Chạp (14/1/2023 Dương lịch).

Về giờ đẹp, các chuyên gia gợi ý những giờ sau:

Ngày 20 tháng Chạp: Các khung giờ tốt trong ngày 20 tháng Chạp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu gia chủ tiến hành làm lễ cúng Táo quân vào khung giờ này sẽ hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.

Ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa. Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn (7-9h) là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Theo chuyên gia phong thủy, người dân không nên cúng ông Công ông Táo muộn hơn 12h trưa vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Và tuyệt đối không được cúng sau ngày 23 tháng Chạp.

Cách sắp mâm lễ, mâm cúng chuẩn nghi thức

le-cung-ong-cong-ong-tao.jpg

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo phù hợp.

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng chay có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.

Đơn giản hơn nữa, gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống.

Với các gia đình muốn cúng mặn, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Cũng cách chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo khác, gồm có: Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa; một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn; một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

Một mâm lễ gồm: Gà trống; xôi đỏ; 3 chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng (màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an); 3 chén trà ba loại mùi vị khác nhau; ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ; bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần; vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá. Trong mâm lễ phải có 3 con cá chép; 9 cây cây nến đỏ.

Ngoài ra, lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thống còn gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Tùy vào điều kiện mỗi gia đình để lựa chọn nơi cúng ông Công ông Táo phù hợp. Có gia đình sẽ thắp hương tại bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo Quân riêng biệt.

Sau khi cúng, gia chủ chờ hương cháy 1/3 là đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Văn khấn mùng 1/4 Âm lịch năm Giáp Thìn đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt

Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng chịu chơi ngang 'đại gia' Dubai: Dân đeo cả cân vàng trên người, dép lê cũng dát vàng

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-luu-y-trong-le-cung-ong-cong-ong-tao-de-nam-2023-may-man-gap-du-hoa-lanh-165893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Những lưu ý trong lễ cúng ông Công ông Táo để năm 2023 may mắn, gặp dữ hóa lành
    POWERED BY ONECMS & INTECH