Nissan tìm đến Elon Musk để ‘cứu vớt tương lai’: Hy vọng cuối cùng sau cuộc đàm phán 58 tỷ USD với Honda thất bại
Nissan tìm kiếm sự cứu vớt từ Tesla sau khi đàm phán sáp nhập với Honda thất bại, đối mặt với nguy cơ bị Foxconn thâu tóm.
Sau khi thương vụ sáp nhập trị giá 58 tỷ USD với Honda thất bại, Nissan rơi vào tình thế bấp bênh và buộc phải tìm kiếm lối thoát mới. Một nhóm chuyên gia cấp cao của Nhật Bản, gồm cựu Thủ tướng Yoshihide Suga, cựu trợ lý Hiroto Izumi và cựu thành viên hội đồng quản trị Tesla, ông Hiro Mizuno, đã đề xuất mời chào Tesla mua lại Nissan với hy vọng rằng Elon Musk sẽ đến giải cứu hãng trong giai đoạn khó khăn này.
![]() |
Sau cú sốc từ thương vụ với Honda, Nissan đã nhanh chóng tìm kiếm các đối tác chiến lược mới. Ảnh: AFP |
>>Chi tiết bảng lương viên chức y tế năm 2025: Bác sĩ cao cấp có mức thu nhập là bao nhiêu? 
Cuộc đàm phán với Honda, được ví như một "hợp đồng hôn nhân" đã tan vỡ do sự coi thường từ phía đối tác, không chỉ khiến Nissan thất vọng mà còn dấy lên lo ngại rằng hãng sản xuất ô tô lớn thứ ba của Nhật Bản có thể rơi vào tay các đối thủ nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Foxconn cũng bày tỏ tham vọng khi tiếp cận đối tác Renault về việc mua cổ phần của Nissan nhằm mở rộng hoạt động  sản xuất xe điện của mình.
Sau cú sốc từ thương vụ với Honda, Nissan đã nhanh chóng tìm kiếm các đối tác chiến lược mới. Các chuyên gia đề xuất rằng Tesla có thể trở thành nhà đầu tư chính với khả năng mua lại các nhà máy sản xuất xe điện của Nissan tại Mỹ. Bước đi này không chỉ giúp hãng ứng phó với nguy cơ áp thuế quan từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump mà còn tận dụng được tiềm năng tăng trưởng của thị trường xe điện tại Mỹ. Đồng thời, một phần vốn từ Foxconn cũng được cân nhắc nhằm tránh tình trạng bị các nhà cung cấp của Apple thâu tóm.
Trước đó, vào tháng 11/2024, Nissan đã công bố một kế hoạch phục hồi khẩn cấp bao gồm việc cắt giảm 9.000 việc làm khi hãng đang đối mặt với tình trạng thua lỗ nghiêm trọng. Hiện nay, Nissan buộc phải giảm 20% công suất toàn cầu do doanh số giảm sút. Tại Mỹ, mặc dù hãng sở hữu hai nhà máy lắp ráp tại Tennessee và Mississippi với tổng công suất hàng năm khoảng 1 triệu xe, nhưng chỉ sản xuất được 525.000 xe vào năm 2024. Gần đây, hãng còn thông báo kế hoạch cắt giảm số ca làm việc tại hai cơ sở này.
Trong bối cảnh đó, các quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản rất lo ngại về những tác động địa chính trị khi những biểu tượng doanh nghiệp hàng đầu của đất nước có nguy cơ bị kiểm soát bởi các đối thủ nước ngoài. Chính quyền Tokyo không mong muốn các giá trị quốc gia này bị mất đi, đặc biệt khi căng thẳng thương mại và áp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.
Mặc dù Elon Musk hiện chủ yếu tập trung vào phát triển xe tự lái và Robot taxi, nhiều nhà đầu tư Nissan vẫn tin rằng Tesla sẽ có động lực tăng sản lượng tại Mỹ để đối phó với áp lực thuế quan, qua đó mang lại sức sống mới cho hãng trong giai đoạn khủng hoảng này. Bước đi táo bạo này được xem như hy vọng cuối cùng giúp Nissan vượt qua giai đoạn khó khăn và tái cấu trúc chiến lược cho tương lai.
Lịch chốt quyền cổ tức tuần từ 24-28/2: 5 doanh nghiệp thanh toán tỷ lệ hàng chục % 
Ngành học có mức học phí chỉ 11 triệu đồng, ra trường đi làm có thể kiếm 100 triệu/tháng