Nước lũ dâng lên hơn 9m chỉ trong 20 phút khiến 25.000 người thiệt mạng: Tình tiết đau đớn trong thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất lịch sử
Thảm họa này đã gây ra sự tàn phá diện rộng và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, đồng thời để lại những hậu quả nặng nề cho cộng đồng địa phương.
Vụ việc vỡ đập thủy điện  Machchu-2 tại Morbi, bang Gujarat, Ấn Độ  ngày 11/8/1979 là một trong những thảm họa vỡ đập tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ cũng như trên thế giới.
Được biết, đập Machchu-2 được xây dựng trên sông Machchu nhằm mục đích kiểm soát lũ và cung cấp nước cho nông nghiệp trong vùng.
Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 1979, lượng mưa lớn bất thường đã làm nước trong hồ chứa tăng lên đột ngột. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.
Cuối cùng, đập Machchu-2 đã bị vỡ, tạo ra một “bức tường nước” khổng lồ và quét qua thị trấn Morbi. Chỉ trong 20 phút, nước lũ đã dâng từ 3,7m lên 9,1m, nhấn chìm toàn bộ thị trấn với dân số hàng chục nghìn người.
Cụ thể, thảm họa đã gây ra thiệt hại to lớn, với ước tính số người thiệt mạng lên tới 25.000 người. Chưa hết, hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy, nhiều khu vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng khác cũng hư hại nặng nề.
Hậu quả của vụ vỡ đập không chỉ dừng lại ở sự mất mát về con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và xã hội của người dân vùng Morbi.
Khu vực làm nông nghiệp, vốn là nguồn sống chính của người dân địa phương đã bị hủy hoại hoàn toàn. Các hoạt động kinh tế bị đình trệ, đẩy hàng nghìn gia đình vào cảnh khốn khó. Sự mất mát quá lớn cũng đã để lại nỗi đau và ám ảnh trong tâm trí của người dân Morbi.
Sau thảm họa, Chính phủ Ấn Độ và chính quyền bang Gujarat đã triển khai các biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân tái định cư. Các chiến dịch cứu trợ được tổ chức quy mô lớn với sự tham gia của quân đội và các tổ chức cứu trợ quốc tế.
Chính phủ cũng đã tiến hành rà soát và nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn cho các đập thủy điện trong cả nước, nhằm tránh lặp lại những thảm họa tương tự.
5 thảm họa sập cầu kinh hoàng của lịch sử thế giới, có trường hợp 1.400 người thiệt mạng 
Ukraine hé lộ kế hoạch bí mật của Nga ở Kursk, Moscow cảnh báo thảm họa hạt nhân