Thế giới

Nvidia bị Trung Quốc điều tra vì thỏa thuận từ năm 2020

Ngọc Hân 10/12/2024 - 11:18

Sự thống trị của Nvidia trên thị trường chip AI khiến công ty trở thành tâm điểm giám sát toàn cầu, từ Mỹ, châu Âu đến châu Á.

Trung Quốc vừa mở cuộc điều tra Nvidia do nghi ngờ rằng nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ đã vi phạm luật chống độc quyền liên quan đến một thỏa thuận vào năm 2020, nhắm vào công ty dẫn đầu lĩnh vực AI trong bối cảnh Washington tăng cường lệnh trừng phạt.

Theo Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước (SAMR), cuộc điều tra tập trung vào các hành vi gần đây của Nvidia cũng như các điều kiện xung quanh thương vụ mua lại Mellanox Technologies. Thỏa thuận này đã được Bắc Kinh phê duyệt cách đây 4 năm, với điều kiện Nvidia không phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc.

Động thái này là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước việc Mỹ gia tăng các biện pháp hạn chế công nghệ, diễn ra chỉ một tuần sau khi Chính phủ Trung Quốc cấm xuất khẩu một số vật liệu có ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ và quân sự.

Nvidia bị Trung Quốc điều tra vì thỏa thuận từ năm 2020 - ảnh 1
Trung Quốc điều tra Nvidia. Ảnh: Straight Arrow News

Giá trị thị trường của Nvidia đã tăng vọt trong năm nay nhờ nhu cầu chip AI, biến công ty trở thành một trong những doanh nghiệp niêm yết có giá trị cao nhất thế giới và là mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại công nghệ tính đến nay.

Trong một tuyên bố, Nvidia cho biết công ty “sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ cơ quan quản lý về hoạt động kinh doanh của mình”.

Họ nhấn mạnh: “Nvidia chiến thắng nhờ các kết quả chuẩn mực và giá trị mang lại cho khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho họ. Chúng tôi nỗ lực cung cấp sản phẩm tốt nhất ở mọi khu vực và luôn tôn trọng các cam kết của mình ở bất kỳ nơi nào hoạt động”.

Trung Quốc đã phê duyệt thương vụ Nvidia mua lại Mellanox trị giá 7 tỷ USD vào năm 2020, kèm theo điều kiện rằng nhà sản xuất thiết bị mạng máy tính của Israel phải cung cấp thông tin về các sản phẩm mới cho đối thủ cạnh tranh trong vòng 90 ngày sau khi những sản phẩm đó được Nvidia tiếp cận.

Trong thời gian gần đây, Mỹ đã tìm cách kìm hãm sự phát triển công nghệ chip tiên tiến của Trung Quốc và cấm Nvidia bán những loại chip bán dẫn tiên tiến nhất cho các công ty Trung Quốc. Washington cũng kêu gọi đồng minh áp dụng các biện pháp tương tự.

Bên cạnh đó, sự thống trị của Nvidia trong thị trường chip AI cũng thu hút sự giám sát tại Mỹ và trên toàn cầu. Các bộ xử lý đồ họa (GPU) của Nvidia, vốn nổi tiếng trong lĩnh vực trò chơi điện tử, ngày càng trở nên cần thiết cho hệ thống đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn cũng như hệ thống AI khác.

Trong khi các công ty như Amazon đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Nvidia, nhu cầu khổng lồ đối với những loại chip này hiện vẫn khiến chúng có giá lên tới hàng chục nghìn USD mỗi chiếc và thường xuyên trong tình trạng khan hiếm.

Bộ Tư pháp Mỹ hồi đầu năm nay đã điều tra xem liệu Nvidia có vi phạm luật chống độc quyền hay không. Quan chức lo ngại rằng Nvidia có thể làm khó các khách hàng muốn chuyển sang nhà cung cấp khác và trừng phạt những người mua không sử dụng độc quyền chip AI của hãng, theo nhiều nguồn tin.

Pháp cũng nhắm vào Nvidia trong một cuộc điều tra về chip sử dụng trong lĩnh vực AI vào năm ngoái. Ông Benoit Coeure, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền của Pháp, phát biểu tại một cuộc họp báo vào tháng 7 rằng công ty có thể phải đối mặt với các cáo buộc chống độc quyền "trong tương lai".

Theo The New York Times

>> Chuyên gia dự đoán Nvidia có thể tung ‘vũ khí bí mật’ sớm hơn 6 tháng: Thị trường sẽ bùng nổ, doanh thu, cổ phiếu hãng chip bật tăng

Chia sẻ bất ngờ thú vị từ người cháu 'nữ tướng' của CEO Nvidia Jensen Huang

Nvidia thông báo tuyển dụng hàng loạt vị trí tại Việt Nam, cho phép ứng viên làm từ xa, yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nvidia-bi-trung-quoc-dieu-tra-vi-thoa-thuan-tu-nam-2020-131985.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nvidia bị Trung Quốc điều tra vì thỏa thuận từ năm 2020
    POWERED BY ONECMS & INTECH