Phát hiện công nghệ có thể dự đoán nguy cơ mắc loại ung thư phổ biến ở Việt Nam cao gấp 5 lần
Nghiên cứu mới từ Đại học Copenhagen cho thấy phụ nữ có thể được điều trị tốt hơn nhờ công nghệ AI mới.
Ung thư vú  là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới. Năm 2022, căn bệnh này đã gây ra 670.000 ca tử vong trên toàn cầu. Mới đây, một nghiên cứu từ Đại học Copenhagen cho thấy AI có thể hỗ trợ tốt việc điều trị ung thư vú bằng cách quét các tế bào có vẻ ngoài bất thường để đánh giá rủi ro tốt hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Digital Health phát hiện rằng công nghệ AI có khả năng dự đoán nguy cơ ung thư tốt hơn nhiều so với các tiêu chuẩn lâm sàng hiện tại. Các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen đã sử dụng công nghệ AI sâu để phân tích các mẫu sinh thiết mô vú nhằm tìm kiếm dấu hiệu của các tế bào bị tổn thương - một dấu hiệu về nguy cơ ung thư.
"Thuật toán này là bước tiến lớn trong khả năng xác định các tế bào. Hàng triệu mẫu sinh thiết được thực hiện mỗi năm và công nghệ này có thể giúp chúng tôi xác định rủi ro tốt hơn, từ đó điều trị tốt hơn cho phụ nữ", Phó giáo sư Morten Scheibye-Knudsen từ Khoa Y học tế bào và phân tử, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Dự đoán các trường hợp có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 5 lần
Một khía cạnh cốt lõi của việc đánh giá nguy cơ ung thư là tìm kiếm các tế bào chết, còn gọi là lão hóa tế bào. Các tế bào già vẫn hoạt động trao đổi chất nhưng đã ngừng phân chia. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trạng thái lão hóa này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, các tế bào già cũng có thể gây viêm dẫn đến sự phát triển khối u.
Bằng cách sử dụng AI để tìm kiếm các tế bào già trong sinh thiết mô, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán nguy cơ ung thư vú tốt hơn mô hình Gail, tiêu chuẩn vàng hiện nay để đánh giá nguy cơ ung thư vú. "Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng nếu kết hợp hai mô hình của riêng hoặc một trong các mô hình của chúng tôi với điểm số Gail sẽ có được kết quả tốt hơn nhiều trong việc dự đoán nguy cơ mắc ung thư. Một sự kết hợp mô hình đã cho chúng tôi tỷ lệ chênh lệch là 4,70 và đó là con số rất lớn", Indra Heckenbach, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.
Thuật toán được đào tạo trên "tế bào zombie" có thể mang lại phương pháp điều trị tốt hơn
Các nhà nghiên cứu  đã thành công trong việc phát triển công nghệ AI trên các tế bào được nuôi cấy và cố ý làm hỏng để khiến chúng lão hóa. Sau đó, họ sử dụng AI trên các sinh thiết của người hiến tặng để phát hiện các tế bào lão hóa.
"Đôi khi chúng tôi gọi chúng là tế bào zombie vì chúng đã mất một số chức năng nhưng chưa chết hẳn. Chúng liên quan đến sự phát triển của ung thư, vì vậy chúng tôi đã phát triển và đào tạo thuật toán để dự đoán quá trình lão hóa của tế bào. Cụ thể, thuật toán của chúng tôi xem xét cách nhân tế bào được định hình, vì nhân trở nên bất thường hơn khi tế bào bị lão hóa", Heckenbach giải thích.
Sẽ còn mất nhiều năm nữa cho đến khi công nghệ  này có thể được sử dụng tại phòng khám, nhưng sau đó nó có thể được áp dụng trên toàn thế giới, vì nó chỉ yêu cầu hình ảnh mẫu mô tiêu chuẩn để thực hiện phân tích. Sau đó, phụ nữ trên toàn cầu có khả năng sử dụng hiểu biết mới này để được điều trị tốt hơn.
Scheibye-Knudsen nói thêm: "Chúng tôi sẽ có thể sử dụng thông tin này để phân tầng bệnh nhân theo rủi ro và cải thiện các phác đồ điều trị và sàng lọc. Các bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ hơn những cá nhân có nguy cơ cao, họ có thể chụp nhũ ảnh và sinh thiết thường xuyên hơn, và chúng tôi có khả năng phát hiện ung thư sớm hơn. Đồng thời, chúng tôi có thể giảm gánh nặng cho những cá nhân có nguy cơ thấp, ví dụ như bằng cách ít sinh thiết hơn".
Nguồn: MedicalXpress
>>4 loại thực phẩm dẫn đến ung thư đại tràng, tránh càng sớm càng tốt 
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai: Gần 80% người dân nhiễm loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày 
Phát hiện chính xác ung thư thận ác tính bằng kỹ thuật chụp ảnh mới