Phát hiện ‘kho báu’ khổng lồ trong hàng chục giếng cổ ở nước gần Việt Nam nhưng không ai dám khai thác
Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987 và cũng được tuyên bố là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc bằng gỗ từ thời cổ đại lớn nhất thế giới.
Tử Cấm Thành  được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời Minh Thành Tổ Chu Đệ, do hơn một triệu công nhân cùng 100.000 thợ thủ công tham gia thi công. Đây là trung tâm quyền lực của triều đại Minh (1368–1644) và nhà Thanh (1644–1912), nơi ở của các hoàng đế cùng hoàng tộc trong gần 500 năm.
Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987 và cũng được tuyên bố là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc bằng gỗ từ thời cổ đại lớn nhất thế giới.

Tử Cấm Thành có 9.999 căn phòng, tổng diện tích lên tới 72 hecta. Đây từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế, trong đó có 14 vị hoàng đế của nhà Minh và 10 hoàng đế của nhà Thanh. Được biết, khoảng 1,8 triệu hiện vật được đặt trong bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành và được coi là Di sản Quốc gia của Trung Quốc; đồng thời được Chính phủ nước này bảo vệ.
Đáng chú ý, Tử Cấm Thành nổi tiếng vì sở hữu 72 giếng nước cổ và nhiều khả năng chúng chứa vô số báu vật quý giá, theo một số chuyên gia nhận định. Tuy nhiên, hàng trăm năm qua, không ai được phép đụng đến 72 giếng nước này.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ học, trong những giếng cổ tại Tử Cấm Thành thực sự tồn tại nhiều cổ vật giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung hoàng gia từ thời nhà Minh đã được tìm thấy trong Giếng Tây Môn. Phát hiện này mang ý nghĩa đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử giai đoạn cuối triều Minh.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các giếng nước này không được phép xâm phạm tới. Trước tiên là để bảo vệ di tích văn hóa lịch sử. Các giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất độc đáo, phản ánh sự sáng tạo và tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân triều Minh.
Những giếng này có đường kính và hình dáng không đồng nhất, thể hiện rõ rằng chúng mang tính chất trang trí nhiều hơn chức năng thông thường. Vì vậy, việc phá hủy giếng cổ chỉ để tìm kiếm hiện vật bên trong có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến di sản  lịch sử cần được bảo tồn.

Thứ hai, giếng cổ còn gắn liền với những "truyền thuyết cổ xưa". Theo lời kể dân gian, những chiếc giếng này không ai dám sử dụng cho việc uống nước, giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa.
Nguyên nhân được cho là vì có niềm tin rằng, đây từng là nơi kết thúc sinh mạng của những cung nữ hoặc phi tần thất sủng. Lâu dần, đáy giếng trở thành hình ảnh gắn liền với sự u ám và kỳ bí, khiến mọi người e ngại, không dám đến gần. Dù câu chuyện này có thể chỉ là truyền thuyết, nhưng vô tình lại trở thành một cách hữu hiệu để bảo vệ giếng cổ khỏi sự xâm phạm của con người.
Căn cứ vào các yếu tố này, các chuyên gia nhận định mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử Tử Cấm Thành nói chung hay "kho báu" trong giếng cổ nói riêng cũng cần được bảo vệ toàn vẹn.