Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng: 'Bỏ độc quyền nhập khẩu vàng không có rủi ro nào cho thị trường'
Theo các chuyên gia, nếu sửa Nghị định 24 để giá vàng trong nước liên thông với thế giới hơn, chênh lệch sẽ thu hẹp.
Ghi nhận đến cuối ngày 3-1, giá vàng SJC được các doanh nghiệp (DN) niêm yết mua vào 72,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,5 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với hôm trước. Mức giá này cao hơn thế giới khoảng 14,5 triệu đồng/lượng nhưng đã thu hẹp đáng kể so với mức kỷ lục 18 - 20 triệu đồng hồi cuối tháng 12-2023. Theo các chuyên gia, nếu sửa Nghị định 24 để giá vàng trong nước liên thông với thế giới hơn, chênh lệch sẽ thu hẹp.
>> 2024, kênh đầu tư nào tiềm năng? 
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) đã ra đời hơn 10 năm, với mục đích quan trọng nhất thời điểm đó là chống vàng hóa nền kinh tế, không để thị trường vàng ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ...
Cần từ bỏ hai từ "độc quyền" |
"Dù vàng SJC độc quyền hay cho nhiều thương hiệu vàng khác thì cũng phải bảo đảm mục tiêu vàng không để ảnh hưởng kinh tế vĩ mô. Nhà nước luôn tôn trọng quyền bảo quản, cất trữ vàng của người dân. NH Nhà nước không bảo hộ giá cả vàng miếng SJC, cũng không chấp nhận chênh lệch vàng SJC và thế giới tới 20 triệu đồng. Cùng là vàng 24K nhưng giá vàng SJC cao hơn các loại vàng khác hơn chục triệu đồng là không hợp lý" - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Theo ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN), Nghị định 24 được ban hành năm 2012 giúp ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy, hơn chục năm qua, dù giá vàng tăng giảm thất thưởng song tỷ giá vẫn ổn định, mọi hoạt động của ngành ngân hàng cũng không còn bị ảnh hưởng bởi thị trường vàng.
Bổ sung thêm thông tin, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, mục tiêu của Nghị định 24 là chống vàng hóa nền kinh tế, không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, việc sửa Nghị định 24 là cần thiết, vì Nghị định này đã ra đời cách đây 11 năm, có vai trò lịch sử nhất định song điều kiện kinh tế - xã hội cũng đã thay đổi.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng thừa nhận đến giờ mới sửa đổi Nghị định 24 là muộn, song không thể phủ nhận vai trò lịch sử của nghị định này. “Luật cũng 10 năm sẽ có những lạc hậu và không còn phù hợp, cần sửa đổi, huống gì đây chỉ là một Nghị định, nên sau 11 năm, nó không còn phù hợp và cần sửa đổi là điều hết sức bình thường”, ông Tú khẳng định.
Về rủi ro thị trường khi bỏ độc quyền nhập khẩu vàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, có thể đối mặt với việc nhập khẩu nhiều quá, nguồn cung quá dồi dào và đẩy giá vàng xuống rất sâu.
Trong khi đó, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, cho rằng, nếu giải quyết sớm thì không có chuyện chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đến 20 triệu đồng/lượng.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hiệp hội đã có văn bản xin cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho 3 doanh nghiệp là: Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) rất bài bản, trong khuôn khổ của Nghị định 24 từ tháng 8/2023 nhưng chưa được duyệt.
“Không cho nhập khẩu vàng không giải quyết được vấn đề, cần giải quyết vấn đề từ gốc, chứ không phải từ ngọn”, ông Khánh khẳng định.
Theo ông Khánh, bỏ độc quyền nhập khẩu vàng không có rủi ro nào cho thị trường. Hiệp hội đã đề nghị cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu chừng mực, nằm trong sự kiểm soát.
>> Chợ vàng lớn nhất thế giới: Lúc nào cũng có 10 tấn vàng, có thể ‘trả giá’ như mua rau
Giá vàng dự báo lên mức cao nhất bao nhiêu năm 2024? 
Phó Thống đốc: Giá vàng SJC cao hơn thế giới đến 20 triệu đồng là không chấp nhận được!