Thế giới

Quốc gia cạnh Mỹ lên kế hoạch xây dựng ‘hầm mộ’ hạt nhân ở độ sâu gần 700m dưới lòng đất

Ngọc Hân 07/12/2024 - 21:16

Đây được coi là giải pháp tiên tiến nhằm cách ly an toàn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, đồng thời hỗ trợ mục tiêu bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Canada chuẩn bị triển khai dự án xây dựng một kho lưu trữ địa chất sâu với nhiều lớp bảo vệ tự nhiên và nhân tạo để cách ly an toàn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Đây là bước tiến quan trọng nhằm giải quyết vấn đề môi trường và hỗ trợ các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của đất nước.

Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân (NWMO) đã chọn cộng đồng bản địa Wabigoon Lake Ojibway Nation (WLON) và Township of Ignace làm địa điểm cho kho lưu trữ địa chất sâu đầu tiên tại Canada. Quyết định này được đưa ra sau quá trình nghiên cứu và lựa chọn kéo dài 14 năm, theo Interesting Engineering.

Giải pháp dài hạn

Theo Chủ tịch kiêm CEO NWMO Laurie Swami, dự án sẽ cung cấp giải pháp dài hạn và an toàn cho việc quản lý nhiên liệu hạt nhân – phụ phẩm từ quá trình sản xuất điện hạt nhân.

Hiện nay, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng chủ yếu được lưu trữ tạm thời tại các lò phản ứng và phòng thí nghiệm trên khắp Canada. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng một giải pháp vĩnh viễn là cần thiết để đảm bảo an toàn cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Quốc gia cạnh Mỹ lên kế hoạch xây dựng ‘hầm mộ’ hạt nhân ở độ sâu gần 700m dưới lòng đất - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Fortune

Do đó, kho lưu trữ địa chất sâu được đánh giá là phương án tối ưu nhất. Với độ sâu từ 650 - 680m, kho chứa này sẽ sâu hơn cả tháp CN nổi tiếng (553m) của Canada. Độ sâu ấn tượng này không chỉ giúp cách ly nhiên liệu hạt nhân khỏi môi trường và con người mà còn giảm thiểu mọi rủi ro tiềm tàng.

Hệ thống bảo vệ đa lớp

Kho chứa sẽ bao gồm một mạng lưới đường hầm dưới lòng đất và các phòng chuyên biệt để lưu trữ chất thải. Bên cạnh đó, NWMO cũng áp dụng một loạt rào cản bảo vệ gồm container chống thấm nhằm đảm bảo nhiên liệu hạt nhân được lưu trữ an toàn bên trong, mối đệm kín để ngăn ngừa rò rỉ và cấu tạo địa chất tự nhiên có tác dụng cung cấp lớp bảo vệ cuối cùng.

Mỗi lớp bảo vệ hoạt động như một hệ thống độc lập, hỗ trợ và thay thế lẫn nhau trong trường hợp có trục trặc.

Việc xây dựng kho chứa sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2030, trong khi hoạt động vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được thực hiện vào năm 2040.

Không chỉ Canada, một số quốc gia khác cũng đang đi tiên phong trong việc giải quyết vấn đề chất thải hạt nhân.

Vài tháng trước, Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng kho lưu trữ địa chất sâu với kế hoạch lưu trữ nhiên liệu hạt nhân trong 100.000 năm. Dự án này được đặt tại độ sâu khoảng 400m dưới lòng đất, trong khu rừng vùng Tây Nam Phần Lan.

Canada đang tiếp bước Phần Lan, hướng tới một giải pháp bền vững cho vấn đề năng lượng hạt nhân, đồng thời khẳng định cam kết mạnh mẽ với môi trường và an toàn của thế hệ tương lai.

>> Từ chối châu Âu, siêu cường năng lượng ‘bắt tay’ Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 3,3 tỷ USD

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lên kế hoạch xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân, kêu gọi đầu tư từ cả Nga và Mỹ

Mỹ tuyên bố về việc giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/quoc-gia-canh-my-len-ke-hoach-xay-dung-ham-mo-hat-nhan-o-do-sau-gan-700m-duoi-long-dat-131813.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Quốc gia cạnh Mỹ lên kế hoạch xây dựng ‘hầm mộ’ hạt nhân ở độ sâu gần 700m dưới lòng đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH