Quốc gia giàu nhất Đông Nam Á thăm dò 'mỏ vàng bất tận' của Việt Nam, kỳ vọng đầu tư những dự án 'khủng'
Hiện nay, đã có những quốc gia trên thế giới mong muốn hợp tác sản xuất, khai thác, sử dụng loại năng lượng này tại Việt Nam.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hydrogen không chỉ xuất hiện trong những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ phức tạp như trước kia (công nghiệp tên lửa) mà đã được ứng dụng trong nhiều ngành dân dụng như điện, giao thông và công nghiệp khác như lọc dầu, phân bón, luyện kim…
Do đó, ngành công nghiệp hydrogen đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trên toàn cầu, dự kiến tăng từ 3 triệu tấn vào năm 2021 lên 110 triệu tấn vào năm 2050, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Đã có hàng trăm tỷ USD từ các quốc gia đổ vào các dự án sản xuất hydrogen, đặc biệt là hydrogen xanh (nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió); trong đó châu Âu dẫn đầu, tiếp theo là khu vực châu Á và Bắc Mỹ.
Tua bin gió tại nhà máy điện gió ngoài khơi Đông Hải, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: VPG
Về tiềm năng điện gió ngoài khơi  của Việt Nam, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học và Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) cho biết, cường độ năng lượng của Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với các nước láng giềng. Đến năm 2021, tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện là 78,4GW, quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng đầu ASEAN. Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện tái tạo.
>> Huyện sắp lên quận của Thủ đô 'mạnh tay' đổ vốn mở con đường 15km hơn 7.600 tỷ đồng 
Thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo lộ trình, Việt Nam cam kết chuyển đổi năng lượng bền vững, công bằng, công lý.
Thời gian qua, nhiều dự án điện mặt trời và điện gió đã được đầu tư vào nước ta. Hiện nay, đã có những quốc gia trên thế giới mong muốn hợp tác sản xuất, khai thác, sử dụng hydrogen xanh tại Việt Nam cũng như xuất khẩu, do đó việc phát triển nguồn năng lượng này có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước.
Tại một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang thiếu hụt trầm trọng loại năng lượng này. Điển hình là Singapore - Quốc gia giàu nhất Đông Nam Á với bình quân bình quân đầu người (GDP) 88.000 USD. Tại "đảo quốc sư tử", khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 95% nhiên liệu cần thiết để sản xuất điện, năng lượng tái tạo chỉ chiếm chưa đến 3%. Điều đáng nói, lượng khí thải có hại từ các dự án điện chạy bằng khí đốt gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, quốc gia này đang tìm kiếm những loại năng lượng tái tạo an toàn sức khoẻ khác.
Mới đây, Sembcorp Utilities, một đơn vị của Sembcorp Singapore, và công ty con của PetroVietnam là PetroVietnam Technical Services Corporation, đã được Singapore đã trao giấy phép nhập khẩu điện có điều kiện cho dự án điện gió ngoài khơi. Nếu thỏa thuận thành công, giai đoạn đầu tiên sẽ nhập khẩu điện từ một dự án điện gió ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam.
Quy trình nhập khẩu điện Việt Nam sẽ bao gồm việc lắp đặt các tuyến cáp điện  dưới biển kéo dài khoảng 1.000km giữa hai nước.
Không chỉ Singapore, Malaysia cũng đã ngỏ ý muốn mua điện sạch từ Việt Nam với công suất từ 4-10GW/năm. Tuy vậy, họ vẫn đang ở trạng thái thăm dò xem chính sách pháp luật của Việt Nam.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, hiện nay trên địa bàn 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng còn tiềm năng và dư địa rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo. 3 tỉnh này có thể phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời xuất khẩu với tổng quy mô công suất từ 26.000-36.000MW. Trong đó, Bạc Liêu dự kiến có thể phát triển 10.000MW điện gió ngoài khơi và 6.000MW điện mặt trời.
Theo Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, ngoài phần phát triển phục vụ nhu cầu điện trong nước, còn có thể xuất khẩu điện "sạch" sang các nước lân cận, trong đó Singapore là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu điện "sạch"  lớn nhất từ nước ta.