Sau Hà Nội, thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ là địa phương tiếp theo ‘xoá sổ’ hệ thống xe buýt hiện tại
Dự kiến, đến năm 2025, toàn bộ xe buýt trên thành phố sẽ chuyển sang xe CNG và xe điện. Đến năm 2026, tất cả xe buýt tại TP. HCM sẽ là xe điện.
Mới đây, tại hội thảo về chuyển đổi phương tiện sử dụng năng lượng xanh và năng lượng điện cho hoạt động vận tải hành khách công cộng ở TP. HCM, TS. Lê Văn Khoa (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, theo thống kê, xe buýt  sử dụng diesel tại thành phố thải ra hơn 6.700 tấn CO2, xe buýt CNG thải ra hơn 1.100 tấn, trong khi xe buýt điện chỉ thải ra khoảng 2,7 tấn.
Bên cạnh đó, TS. Khoa nhấn mạnh rằng, khi chuyển đổi từ xe buýt diesel và CNG sang xe buýt điện, lượng CO2 phát thải sẽ giảm 48,93% so với hiện nay.
PGS.TS Phạm Xuân An (Đại học Bách khoa TP. HCM) cũng đồng ý với nhận định này, cho rằng xe buýt điện đang chiếm ưu thế nhờ cải tiến công nghệ, chính sách hỗ trợ, và sự ưa chuộng từ người dùng.
Ông Phạm Vương Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng TP. HCM, chia sẻ về lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh và năng lượng điện.
Hiện nay, TP. HCM có 2.209 xe buýt đang hoạt động, trong đó có 546 xe điện và CNG, chiếm 24,7%. Trung tâm đang nghiên cứu đề xuất từ nay đến năm 2025, toàn bộ xe buýt sẽ chuyển sang xe CNG và xe điện. Đến năm 2026, tất cả xe buýt tại TP. HCM sẽ là xe điện.
>> Trường đua ngựa nửa tỷ USD tại TP. Hà Nội đón 'tin vui' 
Ông Bảo còn cho biết thêm, từ năm 2025 đến 2030, TP. HCM sẽ mở thêm 72 tuyến xe buýt với 1.108 xe mới, tất cả đều là xe điện. Những tuyến xe buýt hiện tại đã sử dụng năng lượng xanh sẽ tiếp tục được thay thế bằng các xe cùng chủng loại.
"Mục tiêu là đến năm 2030, 100% xe buýt ở TP. HCM sẽ sử dụng năng lượng xanh," ông Bảo khẳng định. Ông cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy xe điện chưa phải là đích đến cuối cùng trong phát triển giao thông, nhưng là sự lựa chọn tối ưu trong 10-15 năm tới.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua đề án phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt điện và năng lượng xanh.
Theo đó, TP. Hà Nội sẽ đầu tư tổng cộng 43.000 tỷ đồng cho đề án với mục tiêu, giai đoạn 2026-2030 sẽ có 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG, cả 2 đều là nguồn năng lượng sạch.
Bên cạnh đó, những tuyến xe buýt trong trung tâm thành phố sẽ được chuyển đổi sang sử dụng điện. Các tuyến xe buýt mới cũng được ưu tiên sử dụng năng lượng điện và các nguồn năng lượng xanh.
Ngoài ra, tất cả các xe buýt chạy bằng dầu diesel đã hết khấu hao và hết hạn thầu sẽ được thay thế. Đối với các xe buýt có khấu hao dưới 10 năm kể từ ngày sản xuất sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi hết khấu hao.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và dựa vào chỉ số GDP bình quân đầu người, năm 2023, trong số 63 tỉnh thành trong cả nước, TP. HCM là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao thứ hai (sau tỉnh Bình Dương) và cao thứ nhất trong số các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam với 107 triệu đồng/người/năm.
>> Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu thi công 4km ngầm 
2 đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TP. HCM điều chỉnh bảng giá đất 
Huyện nông nghiệp sắp lên thành phố của TP. HCM chuẩn bị có trường học mới quy mô 6.000m2