Bất động sản

Sau sáp nhập, hai tỉnh miền Trung chưa có sân bay nào dự kiến xây 2 sân bay trên đảo và núi

An Khánh 27/04/2025 04:09

Việc sáp nhập hai tỉnh này không chỉ là câu chuyện tổ chức hành chính, mà còn là bước chuyển lớn trong tư duy phát triển vùng.

Việc sáp nhập tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi là một trong những nội dung trọng điểm trong Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo đó, từ ngày 1/7/2025, hai tỉnh sẽ hợp nhất thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, tiếp tục mang tên tỉnh Quảng Ngãi.

Theo chủ trương, sẽ sáp nhập 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, có trung tâm hành chính tại Quảng Ngãi. Tỉnh Quảng Ngãi sau khi sáp nhập có diện tích gần 15.000km2, quy mô dân số gần 1,9 triệu người.

Việc sáp nhập Kon Tum và Quảng Ngãi được kỳ vọng sẽ tạo ra một cấu trúc phát triển mới, bổ sung lợi thế cho nhau. Kon Tum có thế mạnh về nông nghiệp, lâm sản và du lịch sinh thái, trong khi Quảng Ngãi sở hữu cảng biển nước sâu Dung Quất, hệ thống khu công nghiệp phát triển và hạ tầng giao thông hiện đại. Sự kết hợp này sẽ giúp xây dựng chuỗi giá trị liên kết từ vùng nguyên liệu ở Kon Tum đến nhà máy chế biến ở Quảng Ngãi và xuất khẩu qua cảng Dung Quất, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh.

Sau sáp nhập, hai tỉnh miền Trung chưa có sân bay nào dự kiến xây 2 sân bay trên đảo và núi- Ảnh 1.
Đảo Lý Sơn. Ảnh: Internet

Ngoài ra, việc kết nối các điểm du lịch như Măng Đen, đảo Lý Sơn, biển Mỹ Khê sẽ tạo nên sản phẩm du lịch "rừng - biển - đảo" hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân trong khu vực.

>> Siêu thành phố mới sau sáp nhập, đô thị đặc biệt thứ 3 của Việt Nam sẽ xây thêm một tuyến giao thông tốc độ cao liên kết

Hiện tại, cả tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi đều chưa có sân bay đang hoạt động. Tuy nhiên, trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông và thúc đẩy kinh tế - du lịch, cả hai địa phương này đều đã có những đề xuất cụ thể về việc xây dựng sân bay trong thời gian tới. Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có 2 sân bay được đề xuất xây dựng: sân bay trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và sân bay ở Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum).

Theo đề xuất, sân bay tại đảo Lý Sơn sẽ là sân bay lưỡng dụng, phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự, với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp 4C, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như Airbus A320 hoặc A321.

Dự kiến sân bay này có công suất khoảng 3-3,5 triệu hành khách mỗi năm. Để thực hiện dự án, Quảng Ngãi dự kiến sẽ lấn biển hơn 127ha để tạo quỹ đất mới. Đề án đã nhận được sự đồng thuận về mặt chủ trương từ Thủ tướng Chính phủ và đang được nghiên cứu theo hình thức đầu tư BOT.

Sau sáp nhập, hai tỉnh miền Trung chưa có sân bay nào dự kiến xây 2 sân bay trên đảo và núi- Ảnh 2.
Khu vực dự kiến quy hoạch cảng hàng không Măng Đen nằm hoàn toàn trên khu vực đồi núi. Ảnh: Internet

Trong khi đó, sân bay Măng Đen cũng đã được đề xuất xây dựng tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Dự án này hướng tới quy mô cấp 4C với công suất khoảng 1 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và có khả năng mở rộng trong tương lai.

Dự án sân bay Măng Đen đã được Thủ tướng đồng ý đưa vào quy hoạch mạng lưới cảng hàng không quốc gia. Dự kiến ban đầu về tổng mức đầu tư sân bay Măng Đen khoảng 4.932 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng là 132 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP) là 4.605 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến là 48,4 năm.

Theo chủ trương, sẽ sáp nhập 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, có trung tâm hành chính tại Quảng Ngãi. Tỉnh Quảng Ngãi sau khi sáp nhập có diện tích gần 15.000km2, quy mô dân số gần 1,9 triệu người.

Việc đề xuất xây dựng hai sân bay tại Quảng Ngãi và Kon Tum cho thấy chiến lược rõ ràng của hai tỉnh trong việc nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo đòn bẩy thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương.

Nếu được triển khai đúng tiến độ, hai sân bay này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng, giảm tải cho các sân bay lân cận và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

>> Chuyển động mới nhất dự án metro 4 tỷ USD xuyên qua khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam do Vingroup đề xuất đầu tư

Nếu 2 tỉnh này ‘về chung một nhà’, tỉnh mới sẽ rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu nhiều đặc khu hành chính nhất Việt Nam

Vùng đất mỏ dự kiến có thể có nhiều đặc khu nhất cả nước sau sáp nhập

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/sau-sap-nhap-hai-tinh-mien-trung-chua-co-san-bay-nao-du-kien-xay-2-san-bay-tren-dao-va-nui-202250424180220667.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Sau sáp nhập, hai tỉnh miền Trung chưa có sân bay nào dự kiến xây 2 sân bay trên đảo và núi
    POWERED BY ONECMS & INTECH