Tính đến cuối năm 2023, giá trị thị trường danh mục SCIC quản lý là khoảng 140.000 tỷ đồng.
Theo Báo điện tử Chính phủ, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết đã tiếp nhận 1.081 doanh nghiệp (bao gồm 25 tập đoàn, tổng công ty) với tổng vốn nhà nước hơn 32.344 tỷ đồng.
Trong đó, đơn vị đã triển khai tái cơ cấu, xử lý tồn tại của một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex – Mã: VGT ), Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex – Mã: SEA ), Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – Mã: VCG )…
Bên cạnh đó, SCIC đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ đông chiến lược tại một số doanh nghiệp lớn như: CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG ), CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (Mã: DMC )…
Theo SCIC, đơn vị đã thực hiện bán vốn tại 1.059 doanh nghiệp (bán hết 955 doanh nghiệp, bán bớt 104 doanh nghiệp, bán quyền mua 19 doanh nghiệp), thu về 51.849 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn.
Công ty giải ngân đầu tư với tổng số tiền 38.779 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 92.823 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân 13%/năm.
Tính đến cuối năm 2023, doanh thu của SCIC tăng gấp 52 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 72 lần, vốn chủ sở hữu tăng gấp 17 lần, tổng tài sản tăng gấp 12 lần so với thời điểm thành lập. Giá trị thị trường danh mục SCIC quản lý là khoảng 140.000 tỷ đồng.
>> SCIC tái khởi động kế hoạch thoái vốn tại công ty con của Vingroup (VIC)
Cổ đông Lộc Trời (LTG) có thể không nhận được cổ tức tiền mặt cho đến tận năm 2026 
GMD tăng gần 20%, Gemadept tái triển khai kế hoạch huy động 3.000 tỷ đồng