Hơn 9 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 4 công chiếu tập cuối, chỉ có 4 startup được thực rót vốn.
Một Fouder nhận được cam kết rót vốn trên Shark Tank Việt Nam màu 4 cho biết: "Chúng tôi khồng nhận được rót vốn". Startup của anh không vượt qua được vòng thẩm định của các cá mập. Shark Tank mùa 4 công chiếu tập cuối vào ngày 15/8/2021 - 21/5/2022 mới chỉ có 4 startup trên tổng số 35 startup được thực rót vốn.
Theo thống kê từ Ban tổ chức Shark Tank Việt Nam, hơn 9 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 4 công chiếu tập cuối, có 4 startup được thực rót vốn.
4 startup được rót vốn gồm Vua Cua (Shark Liên), Coolmate (Shark Bình), BluSaigon (Shark Việt), và AnHome (Shark Phú), với tổng vốn thực rót hơn 21,3 tỷ đồng.
Kết thúc mùa 4, có tổng cộng 35 startup nhận được cam kết rót vốn từ 7 cá mập, với tổng số vốn rót cam kết hơn 200 tỷ đồng.
Ngoài 4 vị cá mập đã xuống tiền những deal đầu tiên, 3 cá mập còn lại chưa giải ngân đồng nào trong mùa 4 gồm Shark Hưng, Shark Linh và Shark Louis.
Trên truyền hình, Shark Hưng cam kết rót vốn vào 10 startup (trong đó có 2 deal chung) với tổng vốn cam kết hơn 29 tỷ đồng.
Ban tổ chức Shark Tank Việt Nam cho biết, ngoài 4 thương vụ đã công bố tại sự kiện công bố Shark Tank Việt Nam mùa 5, shark Hưng đã đầu tư và đang mentor cho Cello Fundamentor.
Trong 4 vị "cá mập", Shark Linh là người ngồi ghế Shark Tank cả 4 mùa nhưng chưa giải ngân đồng nào.
Bà Thái Vân Linh, đồng sáng lập kiêm CEO TVL Group là vị "cá mập" xuất hiện ở cả 4 mùa Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ) trong đó, bà Linh có vai trò Shark chính ở mùa 1, mùa 2 và Shark khách mời ở mùa 3, mùa 4.
Tại mùa 1, Shark Linh chỉ rót vốn cho 4 startup (tính cả các deal đầu tư chung với Shark khác) song số vốn mà bà "xuống tay" vẫn lên tới 26,8 tỷ đồng (cao thứ hai, chỉ sau Shark Hưng). Đến mùa 2, Shark Link đầu tư 25,116 tỷ đồng. Ở mùa 3, Shark Linh xuất hiện trong ba tập phát sóng song không có deal đầu tư nào thành công. Mùa 4, Shark Thái Vân Linh cũng cam kết rót 6 tỷ đồng trên sóng truyền hình.
Tuy nhiên, đến nay, trong cả 4 mùa, Shark Linh vẫn chưa giải ngân đồng nào. Theo thông lệ, để được giải ngân số tiền mà các Shark cam kết đầu tư, startup phải vượt qua vòng thẩm định doanh nghiệp (Due Diligence).
Đây là quy trình để nhà đầu tư kiểm định lại những thông tin về tình trạng hoạt động, hiệu quả kinh doanh của startup. Qua đó nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp và nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn. Khi đã có đủ thông tin, nhà đầu tư sẽ ra quyết định có nên tiếp tục thương vụ này, hoặc có điều chỉnh các điều kiện thỏa thuận đã đưa ra ban đầu hay không.
Bên cạnh đó, một số thương vụ vẫn đang tiếp tục thẩm định như Global Star 3D (Shark Hưng), WiiBike (Shark Phú)…
Cũng theo Shark Tank Việt Nam, có 5 lý do khiến việc thẩm định sau bể cá mập không thành công, gồm:
1. Startup chủ động xin thoái thẩm định sau khi nhận thông báo từ Hội đồng Thẩm định của Shark;
2. Startup không chuẩn bị được đủ tài liệu thẩm định theo đúng thời hạn yêu cầu của Hội đồng Thẩm định;
3. Startup có số liệu tài chính không khớp với những gì đã trình bày với Shark.
4. Startup thay đổi/không tiếp tục duy trì dự án được cam kết đầu tư trên sóng;
5. Phương án kinh doanh, kế hoạch tài chính và sử dụng vốn của Startup không đạt yêu cầu của Hội đồng Thẩm định.
Ban tổ chức Shark Tank Việt Nam cho biết, trường hợp phổ biến nhất là mục 3,4,5. Phần lớn các Startup chưa có bản kế hoạch kinh doanh và tài chính để thuyết phục Shark rót vốn.
Shark Bình tiết lộ hai chữ tạo ra tài sản và giá trị cốt lõi lớn nhất 
Shark Hưng chỉ ra cơ hội vàng để làm giàu khi 40 tuổi bị tinh giản biên chế