Xã hội

'Siêu ý tưởng' xây kênh đào 2.000km tham vọng nối liền toàn tuyến đường thủy nội địa, có thể tiêu tốn của siêu cường hơn 1.000 tỷ và phá kỷ lục thế giới

Thùy Dung 27/09/2024 12:42

Tuyến kênh này nếu được hoàn thành sẽ trở thành tuyến đường thủy dài nhất thế giới với tổng chiều dài 1.988km.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã hoàn thành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới kết nối hầu hết các thành phố có dân số từ 500.000 người trở lên, cùng với các tuyến đường cao tốc liên kết các vùng trong cả nước. Hiện tại, quốc gia này đang chuẩn bị triển khai một loạt các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm kênh đào nối liền mọi tuyến đường thuỷ trong nước.

Theo báo cáo của SCMP cùng với tài liệu từ các chính quyền địa phương đang phản ánh những dấu hiệu về tương lai phát triển của Trung Quốc. Tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dự án xây dựng kênh đào Bình Lục dài 134,2km đang được triển khai khẩn trương với chi phí dự kiến hơn 70 tỷ NDT (tương đương 9,93 tỷ USD). Tại tỉnh An Huy khu vực kênh Giang Hoài, một phần của dự án trị giá 100 tỷ NDT đã đi vào hoạt động từ năm 2022.

Một phần của kênh đào Giang Hoài ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Một phần của kênh đào Giang Hoài ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nhiều đề xuất trong kế hoạch của chính phủ đã đề nghị chi hơn 545 tỷ NDT để xây dựng các kênh đào mới. Những đề xuất này đã được các đại biểu địa phương nhiều lần đệ trình lên cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc.

Trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại, đầu tư vào cơ sở hạ tầng được coi là "liều thuốc" quan trọng. Giai đoạn 2008-2009, phần lớn trong gói kích thích kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ NDT đã được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, góp phần phục hồi kinh tế.

Hiện nay, khi các hệ thống giao thông khác đã được hoàn thiện, nhiều địa phương xem kênh đào là phương án vận tải ưu tiên hàng đầu. Các địa phương đã nêu bật lợi ích của các tuyến đường thuỷ, bao gồm chi phí vận chuyển thấp hơn, đồng thời kết nối những dự án này với các kế hoạch quốc gia lớn, như Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc thúc đẩy quá nhanh các dự án xây dựng có thể dẫn đến tình trạng “tốn kém mà không hiệu quả". Bên cạnh đó, các câu hỏi liên quan đến hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng đang được đặt ra.

Hiện tại, tỉnh Hồ Nam đang đề xuất xây dựng “phiên bản hiện đại” của kênh Linh Cừ, nối liền sông Dương Tử và sông Châu Giang với kinh phí dự kiến hơn 150 tỷ NDT. Trong khi đó, tỉnh Giang Tây cũng đưa ra kế hoạch chi 320 tỷ NDT (tương đương khoảng 1.120 tỷ đồng) để xây dựng kênh đào nối qua Giang Tây, kéo dài đến các tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông. Tuyến kênh này nếu được hoàn thành sẽ trở thành tuyến đường thủy dài nhất thế giới với tổng chiều dài 1.988km.

Kênh đào Bình Lục đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Kênh đào Bình Lục đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Internet

Theo tờ SCMP, cả hai dự án trên đều được gọi là “dự án của thế kỷ". Trong một thông báo của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc hồi tháng 6, các tỉnh này đã được khuyến khích “đẩy nhanh việc lập kế hoạch và triển khai xây dựng các tuyến đường thủy cao cấp,” đồng thời cần “nghiên cứu sâu và lên kế hoạch sơ bộ” cho hai dự án này.

Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn tồn tại như việc đạt được mục tiêu về tiến độ trong vòng 1-2 năm và gánh nặng tài chính đối với chính quyền địa phương. Hơn nữa, so với các phương tiện vận tải khác, kênh đào tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để xây dựng, đồng thời ít linh hoạt về mặt vị trí. Tác động môi trường cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này khiến hầu hết các kênh đào trên thế giới dần bị thay thế bởi mạng lưới đường sắt và đường bộ, theo ông James Wang Jixian, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Bay Area Hong Kong.

Tuy nhiên, kênh đào Suez và Panama là những ngoại lệ nổi bật. Cả hai đã phát triển mạnh mẽ và được mở rộng, nhờ vào vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương quốc tế. Kênh đào Suez giúp rút ngắn hành trình từ châu Á đến châu Âu từ 7 đến 10 ngày, trong khi kênh đào Panama giảm quãng đường giữa bờ đông và bờ tây của Mỹ khoảng 15.000km.

Ông Wang cũng nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc cải thiện các tuyến đường thủy hiện có và tích hợp hiệu quả hơn với mạng lưới đường sắt và đường cao tốc, điều đó sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.

>> Ngay năm sau, Việt Nam sẽ khởi công cây cầu 1.600 tỷ đồng bắc qua kênh đào lớn bậc nhất miền Tây

Quốc gia rộng gấp 7 lần Việt Nam tham vọng xây kênh đào xuyên sa mạc 'tạo sóng' cho siêu đô thị mới, sức chứa đến 130.000 cư dân

‘Siêu’ tàu dài gần 4 sân bóng đá chắn ngang kênh đào huyết mạch nối liền hai nửa thế giới, ít nhất 400 con tàu bị mắc kẹt, thiệt hại thương mại toàn cầu lên đến 250.000 tỷ đồng/ngày

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-y-tuong-xay-kenh-dao-2000km-tham-vong-noi-lien-toan-tuyen-duong-thuy-noi-dia-co-the-tieu-ton-cua-sieu-cuong-hon-1000-ty-va-pha-ky-luc-the-gioi-d134251.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    'Siêu ý tưởng' xây kênh đào 2.000km tham vọng nối liền toàn tuyến đường thủy nội địa, có thể tiêu tốn của siêu cường hơn 1.000 tỷ và phá kỷ lục thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH