Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng

11-06-2024 08:27|Hồ Nga

Có 2 pháp nhân cùng mang tên FWD tại Việt Nam - đều là những "đứa con" cùng thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố kết luận điều tra mở rộng (giai đoạn 2) vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan.

Ở giai đoạn này, các tội Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền qua biên giới, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được điều tra làm rõ.

Trong số các tài sản kê biên, có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam (tương đương 492 tỷ đồng). Kết luận điều tra cũng ghi thêm, 18% cổ phần còn lại tại Bảo hiểm FWD do Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ. Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.

82% cổ phần bảo hiểm FWD này vừa bị kê biên ngày 28/5/2024. Tuy nhiên ở phiên tòa xét xử giai đoạn 1, bà Trương Mỹ Lan có nhắc đến cổ phần tại bảo hiểm FWD và việc định giá cổ phần này.

screenshot-2024-06-11-at-09.10.24(2).png

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ diện 82% cổ phần Bảo hiểm FWD

Sợ hiểu nhầm, Bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng

Ngay sau thông tin kê biên cổ phần của bảo hiểm FWD được công bố, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam lên tiếng giải thích, chúng tôi không phải là Bảo hiểm FWD.

Thông tin đăng tải trên trang chủ của Bảo hiểm Nhân thọ FWD ghi rõ tên Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, cả tên viết tắt (FWD Vietnam Life Insurance Company Limited). Đồng thời ghi thêm địa chỉ trụ trở chính tại tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM. Công ty thành lập năm 2016.

Khác với Công ty bị kê biên tài sản là Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, viết tắt FWD Assurance Vietnam Company Limited. Công ty này đóng trụ sở tại tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng

Khá nhiều người nhầm lẫn, nhưng tại Việt Nam có tới 2 pháp nhân ngành bảo hiểm đều mang tên FWD là Công ty TNHH Bảo hiểm FWD – là công ty kế thừa chuyển tiếp từ VCLI của Vietcombank; và một pháp nhân khác là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam.

Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam vào Việt Nam từ năm 2017 bằng cách mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern (Việt Nam) và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD, kế thừa giấy phép thành lập và hoạt động của Great Eastern cấp ngày 23/11/2007.

Dù là 2 pháp nhân độc lập, nhưng cả bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam và bảo hiểm FWD Việt Nam đều thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group trước khi Bảo hiểm FWD được chuyển nhượng cho nhóm Trương Mỹ Lan. Pacific Century Group hoạt động trong cả lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính, viễn thông và các nghiệp vụ đầu tư khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Logo của 2 pháp nhân này thời điểm đó cũng giống nhau về mặt chữ FWD, tuy vậy sự khác nhau là màu chữ. Màu chữ FWD của Bảo hiểm Nhân thọ FWD là màu đen, còn màu chữ trên logo của Bảo hiểm FWD là màu trắng (ảnh phía đầu bài).

Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng
Logo của Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam

>> Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam: Lỗ lũy kế 'khủng' 6.900 tỷ đồng

Thuyết minh về quá trình chuyển giao cổ phần Bảo hiểm FWD sang cho nhóm cổ đông do Chứng khoán TVSI đại diện (liên quan vụ Vạn Thịnh Phát), Bảo hiểm FWD ghi rõ trên bản thuyết minh trong giao dịch chuyển cổ phần là Công ty FWD Life Insurance Company (Bermuda) Limited.

Trên thực tế, tên tiếng anh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam là FWD Vietnam Life Insurance Company, FWD Life Insurance Company (Bermuda) Limited sở hữu 100% vốn điều lệ. Còn tên viết tắt của Bảo hiểm FWD Việt Nam là FWD Assurance Vietnam Company Limited.

Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng

>> 'Được' Trương Mỹ Lan nhắc tên trong vụ Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm FWD kinh doanh ra sao?

Kết quả kinh doanh không khả quan

Kết quả kinh doanh của Bảo hiểm Nhân thọ FWD rất bết bát, từ năm 2015 đến nay liên tục thua lỗ, trong đó 3 năm liên tiếp từ 2020-2022 lỗ tổng cộng khoảng 4.400 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022 bảo hiểm nhân thọ đã “ôm” số lỗ lũy kế đến 6.925 tỷ đồng.

Đặc biệt, "nền” kinh doanh thua lỗ của bảo hiểm nhân thọ FWD được "xây" trên việc gia tăng mạnh về doanh thu hoạt động bảo hiểm. Nếu năm 2016, khi vừa kế thừa Great Eastern, doanh thu chỉ vỏn vẹn 44 tỷ đồng thì đã nhanh chóng vượt 1.200 tỷ đồng vào năm 2019, gấp đôi tiếp vào năm 2020. Còn đến năm 2022, doanh thu bảo hiểm đã đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng.

Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng

Còn bảo hiểm FWD cũng không khởi sắc khi lãi nhiều năm trở lại đây chưa thể vượt trăm tỷ đồng. Doanh thu, năm 2019 là "thời kỳ hoàng kim" khi mảng hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 586 tỷ đồng, tăng trưởng 38,8% so với năm trước đó.

Về lợi nhuận, FWD cũng có nhiều năm thua lỗ, trong đó năm 2018 lỗ xấp xỉ 38 tỷ đồng. Năm 2020 lãi lớn nhất với 90 tỷ đồng.

>> Là ‘đứa con cưng’ một thời của Vietcombank, được Trương Mỹ Lan nhắc tên, ‘số phận’ bảo hiểm FWD giờ ra sao?

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ diện 82% cổ phần Bảo hiểm FWD

Là ‘đứa con cưng’ một thời của Vietcombank, được Trương Mỹ Lan nhắc tên, ‘số phận’ bảo hiểm FWD giờ ra sao?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/so-hieu-nham-dinh-van-thinh-phat-bao-hiem-nhan-tho-fwd-len-tieng-238175.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng
    POWERED BY ONECMS & INTECH