"Soi" hoạt động kinh doanh giữa 3 "ông lớn" mảng tài chính tiêu dùng

27-02-2023 15:26|Linh Nhi

Năm 2022, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng nhất định tới mảng tài chính tiêu dùng.

Công ty chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Từng giữ ngôi vương về lợi nhuận trong nhóm các công ty tài chính tiêu dùng, tuy nhiên, theo ước tính của VNDirect, dư nợ cho vay của FEC - FE Credit giảm 2,7% svck hoặc tăng 3,4% svck khi tính khoản cho vay 4.570 tỷ đồng mà FEC đã bán cho ngân hàng mẹ.

Tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 1,5% svck lên 16,7 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và dự phòng lại tăng đáng kể svck lần lượt ở mức 28%/23%, khiến FEC chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng trong 2021 sang lỗ 3 nghìn tỷ đồng trong 2022.

Tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt từ 13,6% vào cuối 2021 lên 20,4% vào cuối 2022. Theo ban lãnh đạo, VPB không đạt kế hoạch kinh doanh do quá trình phục hồi của FE Credit sau Covid chậm hơn nhiều so với dự kiến.

Giờ đây, tình trạng sụt giảm của đơn hàng xuất khẩu và hoạt động bất động sản & xây dựng tiếp tục gây ra gánh nặng tài chính cho các cá nhân có thu nhập thấp, những người vốn là khách hàng chính của FE Credit.

Nguồn: VNDirect

Trái ngược với trường hợp của FE Credit, lợi nhuận của hai công ty tài chính tiêu dùng khác là HD SaisonVietCredit lại có kết quả kinh doanh khả quan hơn trong năm nay.

Trên thị trường tài chính tiêu dùng, HD SAISON là một trong những công ty có thị phần lớn, tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, với dư nợ cuối năm 2022 đạt gần 17.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2021. Công ty sở hữu đa dạng sản phẩm dịch vụ, từ cho vay tiền mặt, cho vay mua xe máy, trả góp điện máy đến thẻ tín dụng, trả góp vé máy bay,….

Tính đến cuối năm, HD Saison giữ vững vị trí công ty tài chính có thị phần cho vay xe máy lớn nhất thị trường, đạt 41%. Tín dụng của HD Saison đã bật tăng trở lại trong năm 2022 (tăng gần 26%) lên 16.839 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 7,29% vào năm 2021 xuống còn 7,11%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của HD SAISON đạt 1.152 tỷ đồng, ghi nhận năm thứ 4 liên tiếp có lãi trên 1.000 tỷ đồng, bất chấp 4 năm qua là giai đoạn khá khắc nghiệt với thị trường tài chính tiêu dùng. Tỷ lệ ROAE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và ROAA (lợi nhuận trên tổng tài sản) lần lượt đạt 24,2% và 5,8%. NIM của công ty tiếp tục được cải thiện lên mức 30,2%.

Việc ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động đã giúp HD SAISON kiểm soát chi phí hoạt động ngày một tốt hơn. So với cách đây 5 năm, CIR của HD Saison đã giảm tới hơn 23 điểm %.

Ngoài ra, như đã đề cập, hệ sinh thái độc đáo xoay quanh HDBank giúp các thành viên như HD SAISON có thể khai thác cơ sở khách hàng nhiều hơn và thuận lợi hơn trong việc bán chéo sản phẩm.

Đây là công ty tài chính tiêu dùng duy nhất cùng Vietjet triển khai sản phẩm vay trả góp vé máy bay hiện nay. Ngoài ra, HD SAISON còn kết hợp PJICO triển khai cung cấp sản phẩm bảo hiểm vật chất xe máy dành cho khách hàng vay trả góp mua xe máy qua HD SAISON. Mảng cho vay mua xe máy là thế mạnh của HD SAISON, là công ty có thị phần cao nhất, đạt hơn 40%, đem lại cho công ty hiệu quả sinh lời cao và an toàn.

Kết quả kinh doanh năm 2022 của HD Saison. (Nguồn: HDBank)

Về Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), lợi nhuận trước thuế năm 2022 của công ty đạt 76 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. Trong đó thu nhập lãi thuần đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của VietCredit ghi nhận hơn 6.535 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt hơn 4.418 tỷ đồng.

VietCredit cho biết những tháng cuối năm là thời điểm có nhiều biến động từ nền kinh tế vĩ mô nên đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cả năm của công ty. Theo đó, những biến động về lãi suất và thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng – tài chính cuối năm, đặc biệt là trong quý 4/2022 đã tác động làm thay đổi kế hoạch bán hàng của công ty.

Cùng với đó, vào thời điểm cuối năm, chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiều thay đổi nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, công ty thực hiện các chính sách xử lý nợ và quản lý rủi ro để đảm bảo quản lý cấu trúc danh mục lành mạnh hơn theo định hướng kinh doanh và yêu cầu của NHNN, dẫn tới chi phí dự phòng tăng cao so với cùng kỳ.

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia công bố có hơn 659.000 vụ tấn công mạng đe dọa cơ quan, doanh nghiệp năm 2024, nhiều vụ nghiêm trọng nhắm vào VNDirect, PVOIL, Vietnam Post

Chậm trễ trong các dự án trọng điểm, Kinh Bắc (KBC) bị VNDirect 'hạ' khuyến nghị

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/soi-hoat-dong-kinh-doanh-giua-3-ong-lon-mang-tai-chinh-tieu-dung-171279.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    "Soi" hoạt động kinh doanh giữa 3 "ông lớn" mảng tài chính tiêu dùng
    POWERED BY ONECMS & INTECH