Shark Bình đã nói về thời của nền kinh tế "không chạm".
Trong cuộc họp với nhà đầu tư quý I/2024 của Thế giới Di động (MWG ), Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã chi sẻ quan điểm của mình, ông cho rằng rằng TMĐT là một xu hướng tất yếu và vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tại cuộc họp, ông Tài cũng khẳng định Thế Giới Di Động sẽ thích ứng với sự thay đổi này, "Thời gian tới, các bạn sẽ thấy Thế Giới Di Động mở một cánh quân mới về TMĐT. Họ sẽ được quyền độc lập tác chiến để tham gia cuộc chơi này" - ông Tài chia sẻ.
Quay trở lại 4 năm trước, vào tháng 11/2020, tại sự kiện mang tên Shark Tank Forum, Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài, đã chia sẻ về quan điểm của mình khi tư vấn cho một người cháu về việc khởi nghiệp trong thời điểm khó khăn. Ông khuyên rằng nên đi làm thuê vài năm, đợi qua mùa dịch, rồi mới tính đến chuyện khởi nghiệp. Ông Tài giải thích rằng, "Với các ngành thông thường, đây là lúc những người có tiền còn run tay khi móc ra, cháu tôi tiền mỏng mà rút ra lúc này cũng liều."
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech (Shark Bình) lại đưa ra quan điểm hoàn toàn khác. Shark Bình cho rằng, đối với các startup nhỏ, khi đối thủ lớn đang "run tay" thì mình phải khôn khéo, tìm cách bứt phá để rút ngắn khoảng cách.
Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài và Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình |
Shark Bình mô tả lĩnh vực của ông Tài là một ngành kinh tế "sờ soạng", tức là khách phải đến cửa hàng cầm sản phẩm tận tay. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, giờ đây đã đến thời của nền kinh tế "không chạm".
"Hiện có rất nhiều mô hình kinh doanh mới có thể giúp chúng ta bứt phá, đặc biệt trong thời Covid. Ở Trung Quốc, nhiều cách bán hàng mới đã xuất hiện như livestream. Jack Ma đã livestream bán son, bà lão 80 tuổi livestream bán ổi, thậm chí ngành bất động sản và các công ty khoa học công nghệ cũng livestream bán sản phẩm. Đây là ví dụ điển hình của nền kinh tế không chạm," Shark Bình phân tích.
Ông Bình còn nhấn mạnh một điểm nhấn quan trọng trong thành công của Thế Giới Di Động là nhờ thương mại điện tử (TMĐT) và ứng dụng công nghệ. "Thế Giới Di Động đã rất thành công với TMĐT, nhưng có thể mảng này đã đạt đến một ngưỡng nhất định của mô hình bán hàng truyền thống - đó là bán hàng tại website. Nhưng TMĐT còn nhiều hình thái khác," ông Bình chia sẻ.
Shark Bình khuyên cháu của ông Tài rằng: "Bây giờ, hãy nghỉ việc và học livestream bán hàng".
Lời khuyên từ 4 năm trước của Shark Bình có thể nói là lời 'tiên tri' khi viễn cảnh một khu chợ ồn ào, sôi động ngay trên Internet mà ông từng đề cập 4 năm trước giờ đây không còn xa lạ tại Việt Nam, kể từ khi TikTok Shop gia nhập thị trường vào tháng 4/2022. Shoppertainment – hình thức mua sắm kết hợp giải trí – trở thành xu hướng mạnh mẽ và được dự đoán là kỷ nguyên tiếp theo của TMĐT. Livestream bán hàng đã trở thành 1 nghề được đầu tư bài bản nghiêm túc và mang đến cơ hội ''hái ra tiền''.
Các phiên livestream bán hàng đã đem về doanh thu hàng chục tỷ đồng, thậm chí lên tới 100 tỷ đồng, với những số liệu "gây sốc" như 5.000 hộp phấn được bán chỉ trong 1 phút. Các doanh nghiệp lớn cũng không thể ngồi yên, lần lượt mở gian hàng chính thức trên TikTok Shop và gia nhập cuộc chơi mới. FPT Shop là nhà bán lẻ điện tử, điện thoại đầu tiên gia nhập làn sóng livestream trên TikTok Shop. Trong phiên livestream bán iPhone 15 series kéo dài 15 tiếng vào cuối tháng 9/2023, FPT Shop đã thu về 1 triệu USD cùng nhiều kết quả ấn tượng khác. Thế giới Di động dự định ra nhập ''sân chơi'' với ''cánh quân'' mang tên là TMĐT V.I.P.
Báo cáo của TikTok và Boston Con sulting Group cho thấy, giá trị thị trường Shoppertainment Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 đạt 500 tỷ USD, và Việt Nam được dự đoán là một trong những thị trường phát triển ấn tượng nhất, với giá trị dự kiến đến năm 2026 là 8 tỷ USD.
4.500 người bán hàng online bị phạt và truy thu 300 tỷ đồng thuế 
Hà Nội bổ sung live stream bán hàng vào danh mục đào tạo nghề