Tính từ mức 26.6x đồng (giá sau điều chỉnh) hồi đầu tháng 4/2022, theo nhịp điều chỉnh của thị trường chung, cổ phiếu VPB hiện vẫn thấp hơn 30% thị giá.
Thị trường chứng khoán phiên sáng diễn biến khá giằng co dù VN-Index có thời điểm tăng tới 15 điểm và vượt mốc 1.030.
Trong khi các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản vẫn đang giữ vai trò lực đỡ thì bán lẻ, thủy sản, bảo hiểm, thiết bị điện,... lại đang gây sức ép.
VCB và VPB hiện đang là 2 mã đóng góp tích cực nhất giúp VN-Index duy trì sắc xanh với lần lượt 1,8 điểm và gần 1,4 điểm. Trong Top 10 mã tích cực nhất sàn HOSE còn có bộ đôi VIC - VHM, BID - CTG - MBB,...
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu VPB khi mã có thời điểm được kéo lên mức giá trần 18.850 đồng trước khi đà tăng thu hẹp còn ngưỡng quanh 5%. Đến gần 11h30, mã đang ghi nhận tới 35,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh - vượt trội so với 4 phiên trước đó.
Biểu đồ khớp lệnh theo bước giá cổ phiếu VPB (Lúc 1h26 phiên sáng 22/12/2022)
Theo ghi nhận, có tới gần 68% tổng khối lượng giao dịch trên đến từ các động thái mua vào chủ động - trong khi chỉ 30,9% khối lượng giao dịch là bán chủ động. Khối lượng mua vào gần như áp đảo ở tất cả các bước giá trong đó có tới gần 3,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh ở mức giá trần.
Mặc dù vậy, khối ngoại không ghi nhận các động thái giao dịch ở cổ phiếu này trong phiên sáng nay.
Theo quan sát, sau nhịp điều chỉnh và rơi về mức 13.650 đồng (giá thấp nhất phiên 16/11/2022) - giá cũ kể từ tháng 2/2021, cổ phiếu VPB hiện đã tăng 35,5% thị giá sau hơn 1 tháng giao dịch. Tuy nhiên, mã vẫn đang gặp khó tại vùng giá quanh đường MA100 khi đã có 4 phiên test bất thành đường giá này.
Biểu đồ giá cổ phiếu VPB
Tính từ mức 26.6x đồng (giá sau điều chỉnh) hồi đầu tháng 4/2022, theo nhịp điều chỉnh của thị trường chung, cổ phiếu VPB hiện vẫn thấp hơn 30% thị giá.