Không giống như đợt phục hồi vào cuối năm 2021 do đầu cơ quá mức, sự chuyển dịch cơ cấu trong thanh khoản sẽ tạo nên một xu hướng tăng mới của thị trường bền vững hơn trong 6 tháng cuối năm.
Trong báo cáo chiến lược tháng 6 mới công bố, nhận định về thị trường chứng khoán, Maybank Investment Bank cho rằng dữ liệu lịch sử cho thấy mức thanh khoản 15.000 tỷ đồng/ngày là phù hợp với mức VN-Index hiện tại (~ 1.200 - 1.300 điểm). Điều này cũng cho thấy rất khó để lặp lại đà tăng của năm ngoái trên toàn thị trường nếu thanh khoản không trở lại mức 22.000 – 35.000 tỷ đồng (~ 1,5 tỷ USD) mỗi phiên.
Tuy nhiên, Maybank Investment Bank vẫn nhận thấy hai sự phát triển lành mạnh cho dòng tiền gồm: việc thanh khoản đang chuyển từ vốn hóa nhỏ và trung bình sang vốn hóa lớn và các nhà đầu tư tổ chức đang có xu hướng quay trở lại. Thị phần giao dịch của nhóm này đã tăng lên 17% từ 10% vào cuối năm ngoái.
Về mặt điểm số, Maybank Investment Bank đưa ra dự báo mục tiêu VN-Index cuối năm đạt 1.550 điểm - thấp hơn kịch bản 1.800 điểm trước đó trong bối cảnh tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn và thanh khoản giảm trong nửa còn lại của năm nay.
Không giống như đợt phục hồi vào cuối năm 2021 do đầu cơ quá mức, sự chuyển dịch cơ cấu trong thanh khoản sẽ tạo nên một xu hướng tăng mới của thị trường bền vững hơn trong 6 tháng cuối năm.
Maybank Investment Bank kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dần lấy lại động lực trong những tháng tới khi thị trường vốn ổn định về mặt pháp lý và bức tranh lạm phát trở nên rõ ràng hơn.
Xét với các nhóm ngành triển vọng, báo cáo gọi lên các nhóm bán lẻ, hậu cần hàng không, hậu cần hàng hải, bất động sản thương mại và Ngân hàng khi được xem là những nhóm hưởng lợi chính từ việc mở cửa trở lại. Đây là những công ty hoạt động tốt hơn cả về tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý I/2022 và tăng giá cổ phiếu trong 5 tháng đầu năm 2022, đặc biệt là có khả năng duy trì như vậy sau nửa đầu năm nay.
Thị trường ‘căng’ margin? 
Xoay trục chính sách tiền tệ, vị thế các kênh đầu tư sẽ đổi ngôi?